Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn

Thứ 7, 25/05/2019 | 09:01:59
3,442 lượt xem

Nơi vùng đất nhiễm mặn nơi phù sa sông Hồng, tưởng chừng như khó có thể là nơi để người dân xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương phát triển kinh tế. Nhưng với hướng đi mới, người dân nơi đây đang tìm thấy đối tượng thủy sản phù hợp với vùng nước nhiễm mặn, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, mà lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn” bước đầu đã cho thấy tín hiệu đáng mừng khi năng suất tôm thẻ thương phẩm đạt từ 5-6 tấn/ha.

Hơn 3 năm nay, trên 1ha diện tích chuyển đổi của gia đình ông Đào Văn Đại, thôn Nam Tiến, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, đã chuyển từ nuôi cá truyền thống sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Diện tích chuyển đổi trong vùng đất nhiễm mặn, tưởng như khó có thể tìm ra một đối tượng thủy sản phù hợp, để ông Đại phát triển kinh tế và làm giàu ngay trên chính quê hương. Nhưng ông đã là một trong số hộ dân mạnh dạn tiên phong đưa con tôm thẻ chân trắng về với Hồng Tiến. Cùng với kinh nghiệm tích lũy và kiến thức tìm hiểu qua internet mà ông Đạt đã lựa chọn nuôi tôm thẻ chân trắng trong tổng diện tích chuyển đổi của gia đình.

Ông Đào Văn Đại - xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương: Riêng gia đình tôi đi học cũng nhiều nhưng tôi áp dụng, thứ nhất là cái nền ao đáy ao phải sạch, cải tạo cho thật tốt, phơi khô. Khi qua 1 vụ vãi thóc xuống ao để nó trao đổi cái phân tôm đi. Rồi tiếp tục thả tôm ở ao lắng số 1 này xong tôi chuyển sang ao số 2, phơi 1 tháng tôi tiếp tục thả.

Theo ông Đạị, để nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn thì phải chú ý 3 yếu tố quan trọng, đó là cải tạo ao đầm, con giống, nguồn nước. Trong quá trình nuôi, nguồn nước lấy vào được xử lý ngay từ ao lắng, đảm bảo độ mặn, độ PH… cũng như xử lý vi sinh vật có hại trong môi trường nước, rồi sau đó mới được dẫn sang ao nuôi. 

Tôm thẻ chân trắng khi nuôi trong vùng nước nhiễm mặn, có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mạng. Do đó, việc tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.

Ông Đào Văn Đại - xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương: Cái thuần ao đầu vụ 1 - 2 phần nghìn đầu vụ, còn như bây giờ tháng 11, tháng  12 này nó về 0 phần nghìn. Thì trong 0 phần nghìn đó phải tăng cường chất khoáng khi cấp sang ao nuôi phải đánh khoáng, khi có nước sạch theo ao thì nó lột lột phải đánh khoáng, tùy theo con tôm mình đánh khoáng.


Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước. Vì vậy, nếu đủ lượng khoáng trong môi trường nước thì không cần bổ sung khoáng vào thức ăn. Nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng. Nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì cần bổ sung 5 - 10 mg K+/lít và 10 - 20 mg Mg2+ /lít để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ đảm bảo của Na:K phải đạt 28:1và Mg: Ca là 3,1:1.

Ông Đào Văn Đại - xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương: Con tôm ở đây tôi nuôi bổ sung khoáng, canxi vào thức ăn. Mà trong thức ăn của tôi tôi không bao giờ lấy nước mưa cho ăn, mà tôi toàn lấy nước mưa cho ăn để cho nó hút hết vào viên cám nó đi.








Ông Cao Hải Đường - Phó Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy sản xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương: Từ năm 2015 các hộ nuôi trong vùng tập trung đã thí điểm nuôi trong. 17 - 18 hộ nuôi đã có 1 số hộ nuôi đến con tôm công nghệ cao. Hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá. Ưu nhược điểm, nước mặn thuần, chúng tôi đánh giá con tôm phát triển rất tốt, cả 2 vụ mùa hè vụ đông tôi đánh giá con tôm không bị nhiễm dịch bệnh. Con tôm phát triển mạnh hơn vùng chuyên mặn ở khoảng 3-5 phần nghìn, gọi là nước mặn nợ.


Chính vì nhận thấy sự thích nghi và hiệu quả của con tôm thẻ nuôi trong môi trường nước nhiễm mặn, mà không ít hộ dân đã đầu tư nuôi tôm thẻ theo mô hình công nghệ cao tại Hồng Tiến. Mặt khác, do thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn, chỉ trong vòng 3 tháng là có thể thu hoạch, kích cỡ tôm lúc thu hoạch đạt 15 -15,4 gam/con, tỷ lệ sống đạt 90%, năng suất cho từ 5-6 tấn/ha, do đó tôm thẻ có thể tiêu thụ dễ dàng, quay vòng đồng vốn nhanh, tăng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước.


Anh Hoàng Xuân Trường - xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương: Độ mặn hiện tại ao nuôi tôm nước ngọt khoảng 5 phần nghìn. Tôi sử dụng chế phẩm sinh học, sử dụng vi sinh có lợi để xử lý môi trường nước trong ao để giúp con tôm phát triển và hạn chế dùng hóa chất để xử dụng hóa chất.

Ông Cao Hải Đường, Phó Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy sản xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương: Có gia đình nuôi đến vụ thứ 3, đã đạt đến 150 con 1kg, đặc biệt là nuôi qua đông đạt năng suất cao. Có gia đình mẫu đến mẫu 2 đạt trên 3 tấn 1 vụ. Nuôi trong vùng đất mặn sẽ phát huy. Những năm tiếp theo địa phương sẽ phát triển vùng nuôi thủy sản tập trung vào con tôm thẻ chân trắng.


Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương bước khởi đầu đã cho thấy hiệu quả. Mô hình không chỉ mang lại cho người dân nơi đây một hướng đi phát triển kinh tế mới, với một đối tượng thủy sản mới phù hợp, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn được đánh giá góp phần thúc đẩy phát triển ngành thủy sản ngày càng có hiệu quả và bền vững.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...