Những người giữ lửa nghề thêu

Thứ 6, 09/11/2018 | 16:12:47
1,789 lượt xem

Nghề thêu tay ở xã Minh Lãng huyện Vũ Thư từng có một giai đoạn hưng thịnh khi người người đều học thêu và sống bằng nghề thêu. Tuy nhiên ngày nay, số người còn bám trụ với nghề rất ít. Họ là những nghệ nhân vẫn bền bỉ gắn bó với nghề, không muốn nghề bị mai một theo thời gian.

Gắn bó với nghề thêu tay đã 45 năm, dường như cái chất nghề đã in sâu trong tiềm thức khiến những bức tranh thêu mà nghệ nhân Nguyễn Cao Bính tạo ra rất tinh tế và có hồn, qua từng đường kim mũi chỉ, những bức tranh về Bác Hồ về phong cảnh... được ông phác họa lại chân thực sống động. Tuy đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật thêu tay, nhưng trong ông Bính vẫn luôn đau đáu về sự mai một của nghề. 


Nghệ nhân Nguyễn Cao Bính, cho hay: “Trước đây ở xã tôi có 3-4 nghìn tay kim nhưng lượng hàng ít đi, công thêu thấp nên nhiều người chọn công việc khác, rồi đi công ty làm may, làm thợ... giờ chỉ có người già làm nghề thôi.”

 Giữ lấy nghề! Có lẽ vì thế mà giờ đây tuy mắt đã không còn tinh tường như trước, nhưng đôi bàn tay tài hoa của ông Bính vẫn khéo léo, mềm mại bên khung thêu, để cho ra đời những bức tranh làm rạng danh làng nghề. Nghệ nhân Nguyễn Cao Bính, Xã Minh Lãng huyện Vũ Thư chia sẻ“ Đó là cái đam mê, sinh nghề từ vì nghề,nghề này không bao giờ tử được

Ở Minh Lãng những người còn bám trụ với nghề thêu chủ yếu ở độ tuổi từ 40-60 tuổi và những chủ thêu như ông Hoàng Đình Chiêm cũng chỉ còn vài người. Vì thế mà tương lai làng nghề vẫn là trăn trở của ông “Tâm huyết với nghề nên cố gắng giữ mà giữ cái nghề này rât khó vì đào tạo làm nghề thêu không đơn giản, mất nhiều năm chứ không như máy công nghiệp cho nên phải cô gắng duy trì nghề ông cha để lại”.

Chính vì thế mà nhiều năm trước ông Chiêm đã thành lập công ty TNHH Thêu xuất khẩu Tuấn Dương với mục đích tạo liên kết các cơ sở sản xuất tranh thêu tay ở làng nghề để cùng hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ông đã sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản tìm kiếm các đối tác và ký kêt hợp đồng làm các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, để vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động mà vẫn giữ được nghề thêu của làng.

Ông Hoàng Đình Chiêm, xã Minh Lãng huyện Vũ Thư cho biết “ Phải tìm đổi tác và mỗi ngày mình phải làm những sản phẩm tinh xảo hơn chứ mình không thể làm các sản phẩm truyền thống, mỗi ngày đòi hỏi màu sắc, cách thêu cách làm phong phú hơn”

Không chỉ giữ nghề, ông Chiêm còn là người truyền nghề để nghề thêu có thể đến với nhiều người hơn nữa. Đến nay nhiều người là học trò của ông đã phát huy tài năng với những sản phẩm thêu tay. Hiện tại cơ sở thêu tranh của ông cũng tạo việc làm ổn định cho từ 30-40 lao động tại chỗ và hàng trăm lao động vệ tinh. 

Chị Đỗ Thị Dược, xã Minh Lãng huyện Vũ Thư cho hay: “Tôi làm thêu tay đến nay đã 20 năm, tôi thích vì nghề này sạch sẽ, cho thu nhập ổn định” 

Nhờ có những người đam mê yêu nghề mà đến nay xã Minh Lãng vẫn giữ được nghề thêu truyền thống, không chỉ góp phần phát triển kinh tế của địa phương, nghề thêu truyền thống còn giải quyết nhiều việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Cũng từ nghề này đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân, để Minh Lãng giữ vững và nâng cao tiêu chí nông thôn mới.

Hồng Hạnh

HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...