Không chủ quan với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Thứ 5, 13/09/2018 | 16:55:04
886 lượt xem

Tại Bệnh viện Phổi Thái Bình, số bệnh nhân điều trị nội và ngoại trú do mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (CoPD) đang ngày một tăng. Điều đáng nói, đa phần bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, phải hỗ trợ thở máy do trước đó không sử dụng thuốc dự phòng thường xuyên hoặc chủ quan không đi khám.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD đang là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới. 

Hút thuốc từ năm 25 tuổi, cho tới nay đã ngoài 50, ông Đặng Văn Thiều dù biết thuốc lá có nhiều tác hại, nhưng vẫn cho rằng, bản thân chưa có bệnh thì không có gì đáng ngại. Chỉ đến gần đây, khi sức khỏe có vấn đề, ông mới nhập viện thì phát hiện đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

 Ông Đặng Văn Thiều - Bệnh nhân: Ở nhà tự nhiên không có hiện tượng ho gì, khó thở cái nghĩ là bình thường chứ lên viện mới biết là bị tắc nghẽn đường hô hấp, ra trạm xá chỉ bảo do nóng là vậy thôi, nghỉ là đỡ nhưng không phải.

Những bệnh nhân chủ quan như ông Đặng Văn Thiều không phải là hiếm. Bệnh viện Phổi Thái Bình đã tiếp nhận nhiều ca mắc phổi tắc nghẽn mãn tính nhập viện trong tình trạng nặng do phát hiện bệnh muộn. Trong đó đa phần là bệnh nhân trên 40 tuổi, nhưng đáng ngại là độ tuổi đang ngày càng trẻ hóa. Qua khai thác tiền sử, có tới 90% số bệnh nhân mắc bệnh do trước đó hút thuốc lá, thuốc lào, số còn lại là do yếu tố môi trường như hít phải khói bếp than, bếp củi, rơm rạ thường xuyên.

Theo các bác sĩ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường tiến triển âm thầm, các triệu chứng lúc đầu rất nhẹ, nhưng ngày càng nặng hơn. Phát hiện sớm là mấu chốt trong việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

 BS Nguyễn Công Hoan - Trưởng khoa Nội 1, BV Phổi Thái Bình: Bệnh CoPD không điều trị thì rất nguy hiểm. Thứ nhất là suy hô hấp, thứ 2 là tràn khí màng phổi. Nếu BN không được điều trị củng cố tại nhà cũng như điều trị tại viện thì có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiện nay chưa có thuốc quay ngược lại tiến triển của bệnh, mà chỉ làm giảm triệu chứng và chậm lại tốc độ nặng lên thông qua việc dùng thuốc đúng cách, đầy đủ và tránh tiếp xúc với tất cả các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người khi thấy bệnh thuyên giảm đã chủ quan bỏ thuốc hoặc dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ.

  BS Dương Thị Phương Bắc - Trưởng khoa Khám bệnh, BV Phổi TB: BN điều trị ngoại trú nguyên nhân chủ yếu bị nặng lên là do không tuân thủ điều trị và xịt thuốc không đúng cách, mặc dù chúng tôi đã hướng dẫn kỹ càng nhưng sau 1 tháng chúng tôi hẹn khám lại cấp thuốc và yêu cầu người bệnh xịt thuốc trước mặt KTV thì vẫn chưa đạt yêu cầu. Thứ 2 là BN vẫn còn gặp tác nhân gây nặng bệnh như hút thuốc.

Các bác sĩ cũng lưu ý, với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ngoài việc tuân thủ điều trị và khám sức khỏe định kỳ, cũng cần giữ ấm và có chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp. Việc tăng sức đề kháng bằng cách tiêm vắcxin cúm đầy đủ sẽ giúp tránh các đợt bội nhiễm, ngăn ngừa đợt cấp của bệnh.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...