Làm giàu từ nuôi giun quế

Thứ 7, 25/08/2018 | 15:54:55
2,896 lượt xem

Mô hình nuôi giun quế khép kín không rác thải và nuôi lợn bằng đệm lót sinh học của kỹ sư nông nghiệp Trần Văn Phóng thôn Nguyễn Huệ, xã Vũ Đông (Thành phố) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm sạch môi trường sống ở nông thôn, mà đây cũng là bước khởi đầu cho nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang được tỉnh ta áp dụng.

Những đống phân trâu, phân bò, hay rơm rạ cỏ cây là những thứ bỏ đi lại là thứ thiết yếu quan trọng được anh Phóng sử dụng làm nguồn thức ăn chính cho giun quế. Trong nhà, dưới tán cây, ngoài trời có giàn mát giun được nuôi ở khắp nơi. Với 100 mét vuông có thể nuôi được hàng tấn giun. Giun quế đã biến những phế thải nông nghiệp trở lên hữu ích cho mục tiêu làm giàu của mình, kiên trì, bền bỉ, ham học hỏi và đầy sáng tạo là nét chính để nói về kỹ sư nông nghiệp Trần Văn Phóng thôn Nguyễn Huệ, xã Vũ Đông(Thành phố).

Anh Trần Văn Phóng - Xã Vũ Đông (Thành phố): Xuất phát từ vấn đề chất thải trong chăn nuôi, gia đình tôi nghiên cứu vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường, vì vậy trong quá trình tìm tòi nghiên cứu tôi được biết nuôi giun quế rất hiệu quả, nó vừa giải quyết ô nhiễm môi trường tạo được nguồn thu tương đối ổn định. Năm 2007 gia đình tôi nuôi vài chục mét vuông, sử dụng phân và chất thải của lợn. Từ đó tôi thấy có hiệu quả và nhân rộng đến nay gia đình tôi có 500m2 chuồng trại để nuôi giun, thấy hiệu quả kinh tế tốt.

Theo anh Phóng, nuôi giun quế chi phí đầu vào thấp mà thành phẩm cao, ít bị rủi ro, kỹ thuật đơn giản, ít công chăm sóc, được coi như một mũi tên trúng 3 đích. Bởi nuôi giun quế vừa xử lý được chất thải từ phân gia súc gia cầm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn chuyển hóa từ phân gia súc, gia cầm thành phân hữu cơ cao cấp cho cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh và rau sạch và còn là thức ăn nhiều chất dinh dưỡng cho cho chăn nuôi và thủy sản.

Đến nay gia đình anh đã có 2 trang trại nuôi giun với tổng diện tích 500m2 cho xuất bán mỗi tháng 3-4 tấn giun giống, 10-15 tấn phân giun, với mức giá bán hiện nay, giun giống15.000 đồng/kg, giun tinh từ 70000- 100.000 đồng/kg và phân giun 2.500 đồng/kg phân sạch. Trừ chi phí, mỗi tháng anh Phóng thu lãi từ 80 – 100 triệu đồng, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ phân giun  rộng khắp đặc biệt Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lai Châu, Đắc Lắc. Hiện nay trang trại không đủ sức cung cấp ra thị trường

 Bà Hoàng Thị Hiên - Chủ tịch Hội nông dân xã Vũ Đông: Trong phong trào sản xuất KD giỏi đồng chí Phóng luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển VAC, là hội viên nông dân trẻ dám nghĩ dám làm đầu tư ra khu bãi để chăn nuôi lợn rừng, nuôi thỏ và muốn đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, Phóng đã đầu tư giun quế hơn 500m2. Từ mô hình này mong muốn đồng chí Phóng trao đổi kinh nghiệm cho hội viên nông dân khác, hội làm vườn xã để phát triển kinh tế hộ gia đình và của địa phương. Qua đây mong muốn các hội viên nông dân trong xã theo gương của hội viên Trần Văn Phóng để nhân rộng mô hình nhiều hơn nữa để kinh tế xã VD phát triển tăng thu nhập và là nguồn xử lý chất thải trong chăn nuôi bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.

Ngoài mô hình nuôi giun quế, mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học đang được anh Phóng áp dụng cũng là mô hình phổ biến trong ngành chăn nuôi. Đây là hình thức nuôi nhốt gia súc gia cầm  trên một nền đệm lót từ nguyên liệu trấu, mùn cưa, rơm rạ đã được lên men bằng vi sinh tiêu hủy hoàn toàn mùi hôi. Chăn nuôi theo mô hình đệm lót sinh học sẽ giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, giảm 10% chi phí thức ăn; chi phí lót và chế phẩm vi sinh thấp.

Anh Trần Văn Phóng cho biết thêm: Gia đình tôi nuôi lợn từ 2005, trong quá trình chăn nuối tôi thấy xử lý chất thải là vấn đề nan giải. Từ đó tôi cũng nhiều năm nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm. năm 2016 được sự tạo điều kiện của TTKN và sở NNPTNT thái bình gia đình đã sử dụng đệm lót trong chăn nuôi. Trong quá trình sử dụng đệm lót rất hiệu quả giảm được mùi hôi, giảm rác thải ra môi trường bên ngoài và giảm chi phí chăm sóc, không phải rửa chuồng đỡ được bệnh tật trong chăn nuôi.

Có thể thấy với hai mô hình chăn nuôi liên kết của anh Trần Văn Phóng xã Vũ Đông đã giải quyết được bài toán nan giải về ô nhiễm môi trường, thay vào đó còn cải tạo độ phì nhiêu cho đất. Đặc biệt mô hình nuôi giun quế rất mới lạ và đem lại hiệu quả cao phù hợp với địa phương, chúng là đối tượng nuôi kinh tế xét đầu bảng vượt xa các đối tượng nuôi khác trong nông nghiệp. .

Mong muốn lớn nhất của anh hiện nay là nhân rộng mô hình cho bà con trong và ngoài tỉnh. Bởi đây là mô hình có đầu tư rất thấp, có thể mở rộng dần, phù hợp với cả hộ nghèo nông thôn, thân thiện với môi trường. 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...