Biến rác thành tiền

Thứ 5, 31/05/2018 | 17:05:17
778 lượt xem

Rác được coi là vật thải bỏ đi, tuy nhiên, với công nghệ xử lý rác 4 trong 1 mang tên TTD01 do ông Đỗ Chí Lệ - Giám đốc Công ty CPTM Thành Đạt cùng cộng sự sáng chế đã biến rác thải thành hàng hóa. Rác được xử lý không phải chôn lấp, hay đốt mà thành phân bón hữu cơ chăm sóc cho hoa màu và lúa.

Anh Nguyễn Văn Dũng, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ trồng hơn 1 sào màu, với các loại ra là su hào, cây gia vị như hành tây, hành lá. Hơn 1 năm nay, anh đã dùng phân bón hữu cơ được chế biến từ công nghệ xử lý rác thải TTD01 do ông Đỗ Chí Lệ, Giám đốc Công ty cổ phần Thành Đạt cùng cộng sự sáng chế.

  Anh Nguyễn Văn Dũng - Xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ): Đến thời điểm này, tôi thấy phù hợp. Cây màu cho màu xanh tự nhiên, phát triển tốt, kháng sâu bệnh.

 

 

 Ông Đỗ Công Chuân - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ): Khi chúng tôi xây dựng cánh đồng sản xuất theo chuối giá trị, công ty của ông Đỗ Chí Lệ đã cung cấp phân bón hữu cơ cho một số diện tích quy hoạch. Qua thực hiện, phần lớn nông dân cho rằng, phân bón do công ty cung cấp giúp cây màu phát triển tốt, hợp với quy trình sản xuất sạch.

Xã Quỳnh Hải có khoảng 8 ha rau màu được thí điểm trồng phân bón hữu cơ  với lượng là 8 tấn trong hơn 1 năm qua. Ngoài ra, lượng phân bón hữu cơ được chế biến từ công nghệ xử lý rác thải TTD01 cũng đã được bón cho một số giống lúa tại các xã Quỳnh Sơn, Quỳnh Hưng và Quỳnh Xá.

 Bà Mai Thị Xứng - Chi Hội trưởng Chi Hội PN thôn Xuân La Đông, xã Quỳnh Xá: Bón phân hữu cơ này cây lúa phát triển tốt. Cây cứng, chống chịu sâu bệnh tốt, đỡ phải tốn công phun thuốc. Năng suất ước đạt 250 kg/sào.

 

    Ông Đỗ Chí Lệ - Giám đốc C.ty CPTM Thành Đạt: Trong năm 2017, chúng tôi sản xuất hơn 500 tấn phân hữu cơ từ dây chuyền xử lý rác TTDO1. Số lượng phân bón sản xuất ra đến đâu, bà con mua hết tới đó.

PTTD01 hoạt động theo quy trình 4 trong 1 khép kín: Phân loại rác, rửa rác, tái chế tạo ra sản phẩm, xử lý nước thải sản xuất quay vòng lại để phục vụ sản xuất. Chất hữu cơ và vô cơ được tách riêng, chất hữu cơ được sản xuất thành phân vi sinh với sản lượng 100 tấn/tháng. Chất vô cơ thì tạo thành hạt nhựa phân phối cho các nhà máy sản xuất nhựa, nilon ở Thái Bình, Hà Nội.

Ông Đỗ Chí Lệ - Giám đốc Công ty CPTM Thành Đạt cho biết thêm: Trong quá trình phân loại rác, dây chuyền TTD01 sẽ phân loại rác ra các thành phần hữu cơ và vô cơ. Sau đó, tiếp tục xử lý và sản xuất thành phân bón hữu cơ. Hiện nay, chúng tôi phối hợp với viện Nghiên cứu thổ nhưỡng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sản xuất loại phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.

Phân hữu cơ sản xuất từ TTD01 có giá thành bằng một nửa so với các loại phân vô cơ đang phân phối trên thị trường. Loại phân hữu cơ này đã được thử nghiệm với kết quả đã đạt 250kg/1 sào Bắc bộ. Viện Nghiên cứu thổ nhưỡng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp để sản xuất phân hữu cơ này thành phân sạch, phục vụ rộng rãi hơn nữa nhu cầu của nhân dân.

Ông Đỗ Chí Lệ - Giám đốc Công ty CPTM Thành Đạt: Dây chuyền tiết kiệm diện tích đất quy hoạch chỉ cần 2 ha dây chuyền xử lý hơn 50 tấn rác/ngày. Công nghệ xử lý có dùng chế phẩm vi sinh tự sản xuất nên không có mùi hôi ra môi trường xung quanh.

Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường, bình quân mỗi xã lượng rác thải khoảng từ 5 - 10 tấn mỗi ngày, trong đó 60% lượng rác này được thu gom bằng biện pháp thủ công  như xe cải tiến, xe thồ, xe đẩy tay và không được xử lý bằng công nghệ hợp tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Các biện pháp xử lý rác vẫn là chôn lấp, hoặc đốt rác. Còn quy trình xử lý rác do nhóm tác giả Đỗ Chí Lệ nghiên cứu khi cần có thể tăng giảm công suất theo nhu cầu, từ 15 - 200 tấn/ngày.

Như vậy việc xử lý rác thải từ dây chuyền xử lý rác TTD01 không chỉ giúp các địa phương cải thiện được môi trường mà nó còn tiết kiệm hàng tỷ đồng cho các địa phương trong chi phí về lò đốt rác, diện tích bãi rác, nhân công thu gom rác.

Sau khi thử nghiệm việc bón phân hữu cơ và vi sinh chế biến từ rác thải, ông Đỗ Chí Lệ đang cùng cộng sự tiếp tục hoàn thiện thêm để các loại phân bón này tiếp tục được nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp. 

Thành công từ việc xử lý rác và biến rác thành hóa đã góp phần cải thiện môi trường và mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty cổ phần thương mại Thành Đạt. Từ đó, giúp ông Đỗ Chí Lệ cùng cộng sự nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong việc tái chế, sử dụng rác và tiếp tục biến rác thành tiền.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...