Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc

Chủ nhật, 11/07/2021 | 21:21:28
558 lượt xem

Sau thời gian chuẩn bị chu đáo, tập huấn kỹ lưỡng, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022 đã được phát động.

TP Hồ Chí Minh tiêm phòng Cod-19 cho người dân

Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, khẳng định thông điệp, quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân Việt Nam trong kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và đưa đất nước trở lại bình thường để phát triển đất nước.

Với tầm nhìn xa và giải pháp căn cơ để đưa đất nước thoát khỏi dịch bệnh, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm thực hiện chiến lược vaccine. Chiến lược vaccine tập trung vào các nội dung chính bao gồm nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu để sản xuất và phát triển vaccine trong nước nhằm chủ động và tiêm miễn phí vaccine cho nhân dân.

Để thực hiện được việc đó, trong thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã tập trung tổng hợp nhiều biện pháp như tăng cường đàm phán, ngoại giao, huy động tài chính để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vaccine.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, để đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine với mục tiêu 100% nhân viên y tế trực tiếp tham gia tiêm chủng được đào tạo, tập huấn về an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Tỉ lệ người được tiêm chủng gặp sự cố bất lợi sau tiêm thấp hơn hoặc bằng ngưỡng an toàn được công bố của vaccine phòng COVID-19. 100% trường hợp gặp sự cố bất lợi sau tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thời gian theo dõi tại cơ sở tiêm chủng (30 phút sau tiêm) được phát hiện và cấp cứu kịp thời. 100% người được tiêm chủng được hướng dẫn và biết cách tự theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, để góp phần thông tin, truyền thông để mọi người dân và các cơ quan tham gia chiến dịch tiêm chủng vaccine hiểu và thực hiện các hướng dẫn của Tiểu ban nhằm hạn chế tối đa các sự cố bất lợi. Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng trên quy mô toàn quốc. Phối hợp với các cơ quan xây dựng các hướng dẫn về tiêm chủng, xử lý tiêm chủng; xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; phân tích, đánh giá quá trình cấp cứu, xử trí điều trị các ca bệnh sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.  

Bộ Y tế đã giao Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện Bộ ngành, và các cơ sở y tế (kể cả cơ sở y tế ngoài công lập) có tổ chức điểm tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phải thực hiện nghiêm việc khám, sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thực hiện theo Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Đặc biệt có phương án sàng lọc các đối tượng tiêm chủng ngay từ khâu đăng ký tiêm chủng, để xác định cơ sở tiêm chủng phù hợp với mỗi nhóm đối tượng nguy cơ (4 nhóm đối tượng theo Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COBID-19 gồm: Đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng, đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, đối tượng trì hoãn tiêm chủng và đối tượng chống chỉ định) trước khi đến cơ sở tiêm chủng.

Vaccin tiêm phòng Covid-19 của Astra Zeneca

Triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung hướng dẫn chuyên môn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine COVID-19. Chỉ đạo, hướng dẫn, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ để các đơn vị tiêm củng trên địa bàn đáp ứng đủ điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tối thiểu để đảm bảo cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Tổ chức các đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các điểm tiêm chủng, có thông báo số điện thoại liên lạc cho điểm tiêm chủng. Phân công các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ứng trực hỗ trợ cấp cứu xử trí sự cố nghiêm trọng cụ thể cho từng điểm tiêm, có thông báo số điện thoại liên lạc cho điểm tiêm chủng. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo khi có sự cố bất lợi sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Là đầu mối báo cáo ca bệnh, kết nối các cơ sở y tế tại địa phương với đơn vị được giao nhiệm vụ hội chẩn, hỗ trợ xử trí cấp cứu trung ương.

Thời gian qua, sự ra đời của Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 đã nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và các bạn bè quốc tế, thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc chống đại dịch. Tính đến nay, Quỹ đã nhận được hơn 8.000 tỷ đồng và đang sử dụng để mua vaccine phục vụ nhân dân.

Mục tiêu của Chiến lược vaccine là tiêm miễn phí hằng năm cho nhân dân để đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng trên cả nước. Để đạt mục tiêu đó, chúng ta phải thực hiện được việc có đủ vaccine cho nhân dân từ nguồn nhập khẩu và tự sản xuất trong nước. Mọi người đều bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vaccine.

Tại lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ngày 10/7 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khi đã có vaccine, phải thực hiện tiêm chủng miễn phí cho nhân dân đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả. Mấy tháng vừa qua là giai đoạn khởi đầu tích lũy và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để chúng ta triển khai tiêm chủng trên diện rộng.

Để thực hiện Chiến dịch tiêm chủng đạt hiệu quả, phải tổ chức điều phối tiêm thật tốt. Trong đó, Bộ Y tế là nòng cốt phối hợp với các Bộ ngành, các địa phương có liên quan, đặc biệt là lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để tổ chức tiêm khoa học, đúng quy trình, hiệu quả. Đặc biệt trong thời gian tới, lượng vaccine về nhiều, cần xây dựng kịch bản bảo quản, vận chuyển, phân phối, triển khai tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn nhất và hiệu quả nhất cho nhân dân.

Nguồn TTXVN


  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...