Vướng mắc khi giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp

Thứ 7, 29/02/2020 | 17:23:18
649 lượt xem

Những năm qua, việc phát triển các cụm công nghiệp đã góp phần không nhỏ nâng cao đời sống người dân các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hàng chục nghìn việc làm được tạo ra với thu nhập bình quân dao động từ 4-6 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân, các cụm công nghiệp còn kéo theo thương mại dịch vụ ở khu vực lân cận trở nên phát triển hơn. Tuy nhiên hiện vẫn còn một số cụm công nghiệp gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng dù đã có nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng.

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện có 50 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 2.578,6ha. Đến nay, có 46 cụm công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 2.353,6ha, trong đó 43 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 1.735,06ha. 

Có 24 cụm công nghiệp có nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. Có 301 dự án đăng ký đầu tư trong các cụm công nghiệp, 242 dự án đã đi vào sản xuất, vốn đầu tư thực hiện gần 5000 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 30.000 lao động.

 Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng mặt bằng, nơi nào cũng gặp một bộ phận nhỏ người dân chưa đồng thuận, làm chậm tiến độ triển khai dự án.  


Ông Vũ Huy Đông, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Damsan: Một số người dân chưa hiểu, họ cứ nghĩ rằng nhà đầu tư là đơn vị thỏa thuận với người dân, trong khi theo Luật đất đai thì việc phát triển các công trình công cộng, an ninh quốc phòng, khu cụm công nghiệp là thuộc Nhà nước giải phóng mặt bằng, mà như vậy phải theo các quy định của Nhà nước.


Cụm công nghiệp Trung Nê, huyện Kiến Xương có tổng diện tích được phê duyệt là hơn 46ha. Trong số hơn 300 hộ dân vẫn còn khoảng 10 hộ chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng. Trong khi đó, cụm công nghiệp An Ninh, huyện Tiền Hải cũng còn 14 hộ chưa đồng thuận. Tương tự, cụm công nghiệp Đông La, huyện Đông Hưng giai đoạn 2 có diện tích 30ha đang được xây dựng hạ tầng để thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Vì còn vướng một vài hộ dân nên dự án chưa thể hoàn thiện.  


Ông Nguyễn Xuân Đán, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng: Các hộ dân đa số tạo điều kiện cho dự án, song cá biệt còn một số hộ cho rằng giá bồi thường giải phóng mặt bằng còn thấp.


Ông Nguyễn Văn Tiễn, Phó Chủ tịch UBND xã Đông La, huyện Đông Hưng: Nhiều người cho rằng giá bồi thường 39 triệu 500 nghìn đồng một sào là thấp nhưng đây là quy định của Nhà nước, một vài hộ có ý kiến nhưng Nhà nước quy định như vậy rồi thì không thể khác được.




Trước kia, các cụm công nghiệp thường không có nhà đầu tư đăng ký đầu tư kinh doanh hạ tầng, việc triển khai được thực hiện theo từng giai đoạn, tức là giải phóng đến đâu, dự án đầu tư vào đến đó. Song hiện nay, việc xây dựng hạ tầng đòi hỏi toàn bộ diện tích cụm công nghiệp phải được giải phóng mặt bằng nhanh chóng để nhà đầu tư triển khai một cách đồng bộ./.

Cao Biền 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...