Vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án phát triển đàn trâu bò thương phẩm

Thứ 3, 28/04/2020 | 00:00:00
3,661 lượt xem

Mục tiêu của đề án "Phát triển đàn trâu bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 -2025 và những năm tiếp theo" là nhằm chuyển đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, đưa trâu bò trở thành một trong những đối tượng con vật nuôi chủ lực của tỉnh. Từ đó chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm Đề án được thông qua, việc triển khai thực hiện bước đầu tại nhiều địa phương còn vướng mắc.

Đề án "Phát triển đàn trâu bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 -2025 và những năm tiếp theo" sau gần 1 năm thông qua hiện còn vướng mắc

Nếu theo kế hoạch phát triển đàn trâu bò đến năm 2025, xã Đồng Phú, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình phải đạt 450 con. Nhưng hiện nay tổng đàn của địa phương mới đạt trên 116 con. Một trong những khó khăn của địa phương hiện nay chính là tập quán chăn nuôi vẫn nhỏ lẻ.

Ông Phạm Đồng Phóng - Trưởng ban chăn nuôi thú y xã Đồng Phú, huyện Đông Hưng: 

Ở xã phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ, địa lý hành chính không rộng, nhưng khó khăn của hộ chăn nuôi chủ yếu là thiếu vốn để mua giống và xây dựng chuồng trại.


Không thể phủ nhận hiệu quả của việc chăn nuôi trâu bò. Tính bình quân thu nhập có những hộ lãi hàng trăm triệu đồng một năm. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình thì lại là bài toán khác. Bởi nó liên quan đến vốn.

Các hộ chăn nuôi bò thương phẩm hiện nay vẫn chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, bán thành phẩm

Anh Phạm Xuân Khánh - chủ hộ nuôi bò xã Đồng Phú, huyện Đông Hưng:

 Khó khăn nhất là vốn. Mình không có hộ khẩu ở đây nên rất khó vay.


Kế hoạch phát triển đàn trâu bò của huyện Đông Hưng đến năm 2025 là gần 13.500 con. Như vậy, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2019. Nhưng đến nay việc rà soát, bố trí quỹ đất cho thực hiện Đề án, thu hút đầu tư Dự án chăn nuôi trâu, bò gặp nhiều vướng mắc, nhất là thu hút trang trại “lõi”.

Trang trại nuôi bò "hạt nhân"  tại xã An Tràng, huyện Quỳnh Phụ

Ông Trần Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng: 

Diện tích đất không được rộng, khu chăn nuôi đang khá gần khu dân cư. Tuy nhiên , Chi cục Thú y sẽ đầu tư đệm lót sinh học khắc phục vấn đề môi trường. Chỉ tiêu lớn, ngoài khu này ra khu khác phải đảm bảo cách ly khu dân cư thì rất khó, điều kiện vốn khó khăn. Đề đạt cần có cơ chế khuyến khích, động viên tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi về giống, vốn và đảm bảo vệ sinh môi trường.


Huyện Đông Hưng đang chỉ đạo cấp cơ sở tích cực vào cuộc trong tổ chức thực hiện Đề án, kế hoạch để có chuyển biến thực chất theo mục tiêu Đề án. Cùng với đó tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, các doanh nghiệp chăn nuôi thực hiện các giải pháp phát triển đàn trâu, bò trong các trang trại, các nông hộ.

Hoài Thu

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...