Biến động thị trường gạo

Thứ 5, 16/11/2017 | 09:22:22
1,135 lượt xem

Giá lúa gạo trong tỉnh đang có sự biến động lớn. Thể hiện rõ nhất là ở sản phẩm gạo tiêu dùng tăng từ 15-20%. Đây là trường hợp tăng giá đột biến kể từ 5 năm trở lại đây.

 

Đợt mưa kéo dài vừa qua ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa mùa. Hiệu ứng tiếp theo là thị trường lúa gạo trong tỉnh biến động khá lớn. Thể hiện rõ nhất là trung tuần tháng 10, giá gạo tăng thêm 2.000 – 2.500 đồng/kg, giá thóc tăng thêm 500 -700 đồng/kg. Trong đó giá gạo ăn thể hiện sự biến động nhiều nhất.

  Bà Dư Thị Lan - Xã Đông Hòa, Thành phố Thái Bình: Giá đợt này lên có đắt so với giá vừa rồi. Gạo mới giờ đắt lên 4-5 ngàn đồng/kg. Gạo tăng ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Dù giá lúa gạo tăng từ 15-20%. Nhưng các doanh nghiệp chế biến lương thực vẫn khó mua đủ lượng thóc nguyên liệu. Đây là trường hợp hiếm khi xảy ra trong 5 năm gần đây ở một tỉnh được coi là vựa lúa lớn ở đồng bằng sông Hồng.

2 tháng nay, gạo tăng giá đột biến từ 15-20%, thậm chí là 30% ở gạo nếp. Tuy nhiên trong câu chuyện tăng giá đột biến này, ngoài lý do ảnh hưởng của mưa bão dẫn đến nguồn cung sụt giảm thì ẩn sau đó còn những lý do nào khác. Liệu có tình trạng đầu cơ chờ giá tiếp tục tăng.  

Trong khi giá lúa gạo tăng cao từ 15-20%, một sự hi hữu trong 5 năm gần đây. Vậy mà bà Nguyễn Thị Len, thôn Đồng Tâm, xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương vẫn chưa chịu bán. Toàn bộ sản lượng thóc của 5 mẫu ruộng thu hoạch được từ vụ mùa vừa rồi, bà Len vẫn lưu lại trong kho.

  Nguyễn Thị Len - Xã Vũ Tây (Kiến Xương): Còn để lại nguyên chưa bán tý nào. Giờ chưa bán. Tại vì để lại nó lên mới bán. Chứ còn thấp quá chưa bán.

Tâm lý giữ hàng đã đẩy giá lúa gạo lên cao đang phổ biến trong bà con nông dân. Sở dĩ người dân có tâm lý này vì giá mua lúa gạo của nông dân vẫn có sự chênh lệch lớn với giá lúa gạo hàng hóa giao dịch trên thị trường. Điều này dẫn đến nhiều công ty, đại lý phải nhập nguồn nguyên liệu từ các tỉnh miền Trung và miền Nam về để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

 Ông Nguyễn Trung Anh – Trưởng phòng kinh doanh, Công ty CP lương thực Thái Bình: Nguyên liệu vào trong dân còn tồn đọng nhiều. Dân không bán, so với thời điểm trước và sau mưa giá cả tăng chênh lệch 20-30%, gạo thương phẩm làm hàng 10-15%. Gây khó khăn cho doanh nghiệp cả lớn và nhỏ.

Trong diễn biến của thị trường lúa gạo hiện nay, các ngành chức năng cần có biện pháp kiểm soát, không để nhiều người bị tác động, gây tâm lý và ảnh hưởng xấu đến thị trường lúa gạo trong tỉnh. Cùng với đó cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất, tránh tình trạng gom hàng chờ tăng giá.

Giá lúa gạo trong tỉnh tăng, người dân không bán, nhiều doanh nghiệp chế biến không có nguồn hàng phải nhập từ các tỉnh miền Trung và miền Nam. Thực tế của tình trạng được giá mất mùa, một lần nữa cần phải nhìn nhận: không thể mãi với tư duy sản xuất tiểu nông mà phải hành động để thích ứng với biến đổi của khí hậu, xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa và hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Để điệp khúc “được mùa mất giá hay được giá mất  mùa” không còn diễn ra. 

Nếu như thời điểm này năm ngoái, Công ty TNHH Liên Hạnh, cụm công nghiệp thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư thu mua được 500 tấn thóc trong tỉnh thì năm nay sản lượng thu mua chỉ bằng 1/4 của năm ngoái. Thậm chí với 15 xã mà công ty liên kết bao tiêu sản phẩm, năm nay gần như không có sản lượng.

 Ông Nguyễn Văn Tự - Trưởng phòng kinh doanh, Công ty TNHH Liên Hạnh: Vừa rồi chúng tôi liên kết với một số xã, có giá một chút thì bà con không muốn bán. Khi mà đến lúc  cần bán thì lũ lụt mất hết rất là khó khăn. Sản xuất vướng. Nguồn gạo dư thừa để xuất khẩu không có. Hầu như nguồn toàn tỉnh khác hoặc đưa từ miền Nam ra. Mấy năm trước còn xuất tiểu ngạch cho Trung Quốc. Nhưng từ 2015 về đây thì không.

Sản lượng lúa gạo trong tỉnh và một số tỉnh lân cận giảm do mưa bão số 10. Cộng với tâm lý giữ hàng đã đẩy giá lúa gạo lên cao.  Hiện nhiều công ty chủ yếu lấy gạo ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Điều này đã ảnh hưởng phần nào tới sản xuất và xuất khẩu.

Sản xuất nông nghiệp truyền thống với những bấp bênh khi phải đối mặt với rủi ro từ thiên tai. Với tình cảnh “được giá mất mùa hay được mùa mất giá” đã kéo theo những tác động không chỉ với doanh nghiệp, người nông dân mà cả đời sống xã hội. Để phát triển bền vững, không còn con đường nào khác là cần tổ chức lại sản xuất. Trong đó, tích tụ, tập trung ruộng đất trở thành một yếu tố rất quan trọng, để phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập của nông dân.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...