Mở rộng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với bao tiêu sản phẩm

Thứ 6, 16/12/2016 | 15:05:18
1,092 lượt xem

Đông Hưng là một trong những huyện có thế mạnh trong sản xuất cây màu với hơn 4700 ha cây vụ đông. Những mô hình sản xuất rau an toàn gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm được triển khai tại 21 xã, không chỉ góp phần thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao hiệu quả thu nhập, mà còn cung ứng cho thị trường những mặt hàng nông sản an toàn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Năm nay, gia đình ông Nguyễn Đình Tam - thôn Kim Châu 2, xã An Châu gieo trồng 4 sào cây màu các loại gồm su hào Hàn Quốc, bắp cải Nhật, súp lơ và một số loại cây gia vị. Mỗi sào su hào cho thu hoạch từ 1200 - 1300 củ, được thương lái đến tận ruộng để thu mua, còn bắp cải đã có hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường nên gia đình ông yên tâm sản xuất .

Ông Nguyễn Đình Tam - Thôn Kim Châu 2, xã An Châu, huyện Đông HưngSu hào thì bán 3.000 rồi 4.000 đồng một củ, trừ chi phí đi, lợi nhuận thì cũng được. Còn bắp cải thì có hợp đồng bao tiêu, mấy nữa công ty về họ lấy. Đầu ra ổn định thì có rẻ tí chúng tôi cũng phấn khởi vì không phải đi chợ đêm hôm.

Hiện tại trên địa bàn huyện Đông Hưng còn triển khai nhiều mô hình sản xuất rau, quả an toàn, như: mô hình trồng khoai tây ở xã Trọng Quan, bí xanh ở Đông Xá, bắp cải ở An Châu. Các mô hình này bước đầu tạo ra được một nguồn nông sản bảo đảm an toàn cung ứng cho người tiêu dùng, thu nhập của người nông dân cũng cao hơn từ 5 đến 7 lần so với trồng lúa. Để sản phẩm rau màu mang lại lòng tin cho các nhà phân phối, công tác triển khai sản xuất rau an toàn được các HTX DVNN đặc biệt chú trọng .

Ông Đào Ngọc Thuấn - Giám đốc HTX DVNN xã An Châu, huyện Đông Hưng

Bước đầu tuyên truyền để bà con hiểu về sẩn xuất rau an toàn, hướng dẫn quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, phân bón, bà con sử dụng chủ yếu là phân hữu cơ  đã hoai mục. Hướng dẫn bà con, khi đối tượng sâu bệnh vượt ngưỡng mới tổ chức phòng trừ và sử dụng chủ yếu các chế phẩm sinh học, thời gian cách ly đảm bảo từ 15 - 20 ngày.

Từ việc duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất rau an toàn của huyện Đông Hưng  đã từng bước làm thay đổi nhận thức của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên để mô hình sản xuất rau an toàn gắn vơi bao tiêu sản phẩm được bền vững thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, doanh nghiệp và các ban ngành liên quan .

Ông Nguyễn Văn Trúc - Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Đông Hưng: 

Để sản xuất lâu dài cần tuyên truyền tới người nông dân để họ hiểu được lợi ích của hợp đồng bao tiêu sản phẩm, dần dần chuyển đổi nhận thức đắt bán ngoài, rẻ bán doanh nghiệp. Đồng chí giám đốc HTX cần phải cân nhắc kỹ hợp đồng trước khi thương thảo, sau đó thông báo với các hộ xã viên về cơ chế của doanh nghiệp, cách tổ chức sản xuất của hợp tác xã và các điều khoản ràng buộc để người ta hiểu, người ta tổ chức thực hiện theo hợp đồng đã ký kết .

Hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất rau an toàn gắn với bao tiêu sản phẩm ở huyện Đông Hưng đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần nâng thu nhập bình quân trên 1ha đất nông nghiệp từ 95 lên 120 triệu đồng.­­­­­­­­­­

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...