Lại chuyện về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

Thứ 2, 03/10/2016 | 16:58:55
1,870 lượt xem

An toàn vệ sinh thực phẩm đang tạo ra sức nóng. Mà một trong những mối lo thường trực cũng như nhức nhối nhất hiện nay là việc sử dụng hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh trong sản xuất, nuôi trồng và chế biến thực phẩm.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư và 75.000 người tử vong/năm. Điều đáng nói, “30% số ca mắc ung thư là do ăn phải thực phẩm bẩn”. Bộ NN&PTNT cho biết, trong số hơn 6.000 mẫu phân tích vệ sinh an toàn thực phẩm thì 5,3% mẫu rau, quả, trái cây vi phạm, 2% mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép. Ở mẫu thủy sản, mức độ vi phạm các chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép lên tới 7,9%.

Những con số vừa rồi đã cho thấy rõ nhất sức nóng của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay. Và khi mà ý thức của người dân vẫn chưa được nâng cao thì thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ tiếp tục trở thành mối nguy ảnh hưởng lớn tới chất lượng của cuộc sống cũng như là sự phát triển của xã hội.

Hàng khô bày bán tại chợ Bo không có nguồn gốc rõ ràng.

Vấn đề an toàn thực phẩm được thể hiện rõ nhất tại các chợ dân sinh, theo thống kê, hiện nay, tỉnh Thái Bình có 233 chợ dân sinh và 1 chợ đầu mối chưa kể với đó là những chợ cóc, chợ tạm.

Trong diễn biến chung của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay thì những chất phụ gia thực phẩm đang được bày bán tràn lan. Phụ gia thực phẩm bày lẫn với các mặt hàng khác và không một sản phẩm nào có nhãn mác rõ ràng. Đây là thực trạng chung tại các cửa hàng bán hàng khô tại chợ Bo, thành phố Thái Bình là một ví dụ điển hình.

Chủ cửa hàng kinh doanh tại chợ Bo cho biết: 

40 hộ bán hàng khô ở đây thì hộ nào cũng bán bột phụ gia thực phẩm. Các loại hương liệu phụ gia thực phẩm này được đựng trong túi nilôn, chai nhựa không nguồn gốc, không hướng dẫn sử dụng. Và dù không phải là chợ đầu mối nhưng chợ Bo lại là nơi cung cấp nguồn hàng đa dạng cho người dân khắp các huyện, thành phố. Một trong những người  tiêu dùng thường xuyên mua hàng tại Chợ Bo, anh Vũ Văn Toàn (phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình):

 

Chất phụ gia thực phẩm được bán tràn lan trên thị trường.

Nguồn gốc thực phẩm vẫn luôn là vấn đề đáng được quan tâm. Nhưng thực tế thì nguồn gốc của thực phẩm với những xuất xứ không rõ ràng, trong đó, đáng quan tâm là những chất phụ gia thực phẩm. Nếu không có biện pháp kịp thời cũng như là phương pháp tuyên truyền hiệu quả. Những chất phụ gia thực phẩm này sẽ nghiễm nhiên trở thành mối nguy tiềm ẩn trong rất nhiều sản phẩm thực phẩm. Sử dụng hàn the trong giò chả đang bị lên ánh mạnh mẽ bởi sự nguy hiểm của chất phụ gia này. Chỉ với 15 gram hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.


Sản xuất giò, chả tại cơ sở của ông Trần Văn Trứ.

Ý thức được vấn đề về an toàn thực phẩm và giữ chữ tín để sản xuất được bền lâu, ông Trần Văn Trứ (xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư)- một trong số những cơ sở được cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm. 4 năm qua, cơ sở vừa sản xuất và kinh doanh mặt hàng giò, chả, xúc xích, ông được cán bộ của Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh tuyên truyền  đầy đủ về sự nguy hại của loại chất này. Ông Trần Văn Trứ (xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư) cho biết: “Ở đây được cấp chứng nhận, chúng tôi không sử dụng hàn the để chế biến thực phẩm.”

Trong số hàng ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh nông - lâm - thủy sản của tỉnh Thái Bình thì mới có 69 cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện. Dù là đủ điều kiện về mặt bằng nhà xưởng và con người nhưng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn không phải là nhiều.

 Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Bình kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

 Sản xuất an toàn theo chuỗi là định hướng để các cơ sở sản xuất kinh doanh hướng tới phát triển bền vững. Công ty cổ phần Dũng Thành Trung (xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy) chuyên sản xuất nước mắm có 4 tàu thu mua cá với công suất 450 CV. Anh Đỗ Quang Đạt – Công ty cổ phần Dũng Thành Trung (xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy) khẳng định: “Chúng tôi thu mua đảm bảo không sử dụng hóa chất để bảo quản.”

Sản xuất an toàn theo chuỗi là một quy trình khép kín, trọn gói từ nguồn gốc sản phẩm ban đầu cho tới thành phẩm khi ra thị trường tiêu thụ. Khi có sự định hướng rõ ràng, sản phẩm chất lượng sẽ là những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao nhất. Nói về vấn đề này, bà Bùi Thị Thúy – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Bình cho biết:

Có thể thấy rằng, các cơ quan chức năng cũng đang mạnh mẽ tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các quy trình sản xuất an toàn.

Sản xuất an toàn sẽ mang lại hiểu quả rất lớn cho người sản xuất kinh doanh. Đó không chỉ là chữ tín và thương hiệu mà còn là sự phát triển bền vững nếu như chúng ta có những giải pháp để khuyến khích những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt điều này.

Chỉ thị 14/ CT – UBND  của UBND tỉnh Thái Bình về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cũng đã chỉ rõ: Các  Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Công an tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP). Đồng thời, tuyên truyền hướng dẫn người dân, những người sản xuất, chế biến kinh doanh không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi; hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực. Công khai tên, địa chỉ các cơ sở vi phạm pháp luật về ATTP để người tiêu dùng biết, tẩy chay không sử dụng các sản phẩm thực phẩm không an toàn, góp phần tạo niềm tin và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Chủ tịch UBND huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn: Chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn; xác định việc đảm bảo ATTP là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo điều hành; phải xác định việc đảm bảo ATTP là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa.

Đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo ATTP - Điều đó thể hiện ở sự quyết tâm và hành động ở các cấp, ngành cũng như là chuyển biến trong nhận thức của người sản xuất và kinh doanh để an toàn thực phẩm không còn là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe cũng như là kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Chỉ thị số 13-CT/TT của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm yêu cầu: UBND các cấp chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn, xác định việc bảo đảm vệ sinh, ATTP là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành. Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP của cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xẩy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn.

 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...