Thực trạng công nghiệp phụ trợ ở Thái Bình

Thứ 7, 01/10/2016 | 16:20:55
1,808 lượt xem

Công nghiệp phụ trợ hay còn gọi là công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nó trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng giúp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Tại Thái Bình, thời gian qua, ngành công nghiệp phụ trợ ở tỉnh mặc dù đã phát triển nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Sản xuất tại Công ty thiết bị điện G8.

Công ty thiết bị điện G8 ở cụm công nghiệp Nguyên Xá, huyện Đông Hưng được thành lập hơn 3 năm nay với ngành nghề là chuyên sản xuất các loại đèn pin, vợt muỗi và đèn led… Khi mới đầu tư về địa phương, doanh nghiệp phải mò mẫm sản xuất đủ các chi tiết để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, qua đó, mới thấy được giá trị công sức mà doanh nghiệp phải bỏ ra.

Ông Nguyễn Huy Cảnh-  Giám đốc Công ty thiết bị Điện G8 cho biết: “Doanh nghiệp (DN) phải làm rất nhiều các khâu khác, khi mà kiểm soát đc chất lượng rồi, tự DN phải mở rộng các DN vệ tinh, DN phụ trợ cho mình. Đến bây giờ DN phụ trợ có đóng góp rất lớn trong việc sản xuất của DN.”

Đến nay, Công ty thiết bị điện G8 có tỷ lệ nội địa hóa tới 80%, điều đáng nói là tỷ lệ nội địa này hoàn toàn do doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất và kiểm soát được chất lượng để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Theo doanh nghiệp, khi sự chủ động càng lớn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng lên. Điều đó được khẳng định là hiện nay sản phẩm của DN đã có thể cạnh tranh với sản phẩm do nước ngoài sản xuất.

Công ty Thiết bị điện G8 có thể làm ra 1 sản phẩm điện tử có chi phí sản xuất thấp.

Từ trước đến giờ điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam không cạnh tranh được với DN Trung Quốc như về mẫu mã, giá thành… Công ty Thiết bị điện G8 tự hào là DN có thể làm ra 1 sản phẩm điện tử có chi phí sản xuất thấp hơn chi phí sản xuất của DN tại Trung Quốc”- Ông Nguyễn Huy Cảnh-  Giám đốc Công ty Thiết bị điện G8 cho biết.

Đến nay, sản phẩm của Công ty Thiết bị điện G8 không chỉ có mặt ở các tỉnh thành trên cả nước, mà còn được xuất sang nước ngoài như Lào, Camphuchia. Thực tế cho thấy, với một sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất theo quy trình đồng bộ do chính doanh nghiệp tự chủ động liên kết trong quá trình sản xuất thì chi phí sản xuất giảm đáng kể. Do vậy, vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ đã được khẳng định ở các nước phát triển, còn ở Việt Nam, Chính phủ và các tỉnh, thành phố cũng đã có các chính sách về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Vậy thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở tỉnh Thái Bình nói chung thời gian qua như thế nào?

Sản xuất bao bì tại Công ty Tam Kỳ.

Tại Thái Bình, thời gian qua, ngành công nghiệp phụ trợ đã được tỉnh đặc biệt quan tâm và đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp nói chung. Nhiều sản phẩm công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh không chỉ cung cấp sản phẩm, phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh mà còn cung cấp cho các doanh nghiệp tỉnh ngoài.

Cụ thể như các doanh nghiệp sản xuất bao bì, sơ, sợi… Riêng về sản xuất bao bì, hiện toàn tỉnh Thái Bình đã có 4 doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm này đáp ứng nhu cầu của các các doanh nghiệp. Công ty Tam Kỳ là một trong những doanh nghiệp sản xuất bao bì có uy tín tại Thái Bình.

Nói về hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp, bà Trần Thị Quy – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tam Kỳ cho biết: “Mỗi năm, công ty sản xuất từ 500-600 tấn các loại tùy theo đơn hàng của khách hàng và phải phục vụ kịp thời. Chính vì vậy, mối liên hệ giữa các DN trong hiệp hội với nhau cũng hỗ trợ nhau rất lớn.”

Tuy nhiên, đó chỉ là một khâu rất nhỏ trong cả quy trình để góp phần tăng sức cạnh trạnh của một sản phẩm công nghiệp chính.

Ngành công nghiệp phụ trợ cho may mặc.

Theo ngành công thương, ngành công nghiệp hỗ trợ thời gian qua ở tỉnh mặc dù đã phát triển nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn, chỉ chiếm 13% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Nó thể hiện qua 4 lĩnh vực được Thái Bình đặc biệt quan tâm như: Công nghiệp hỗ trợ điện tử, dệt may, cơ khí và công nghiệp hỗ trợ sành sứ. Trong số 4 lĩnh vực này thì công nghiệp hỗ trợ dệt may đươc đánh giá là khả quan hơn nhưng hiện mới chủ yếu ở lĩnh vực tẩy nhuộm và kéo sợi.

Ông Vũ Ngọc Khiếu –  Giám đốc Sở Công thương Thái Bình cho biết: “Cái yếu nhất chưa đạt được của ngành công nghiệp phụ trợ là chủ yếu cho ngành dệt may như tẩy nhuộm, kéo sợi… cái này nó ảnh hưởng đến môi trường. Cái thứ hai, nó chưa đáp ứng được yêu cầu khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới, vì chưa đáp ứng được yêu cầu khép kín từ khâu sản xuất đến hoàn tất ra được sản phẩm dệt may. Nó đòi hỏi phải có tính liên kết”.

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, vì vậy, các DN cần chủ động liên kết là yếu tố cốt lõi trong quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm cạnh tranh. Thời gian qua do hạn chế trong phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nên nhiều khâu của các doanh nghiệp vẫn phải phụ thuộc vào nước ngoài, kéo theo đó là tính liên kết chưa được chặt chẽ đã phần nào kéo theo nhiều vấn đề trong quá trình sản xuất dẫn đến đội chi phí.  

Công ty chúng tôi bao giờ cũng nhập nguồn hàng dự trữ lưu kho. Nếu trong nước sản xuất được nó sẽ rất thuận cho công ty vì thời gian lấy hàng sẽ nhanh hơn và chủ động trong mua vật liệu, ảnh hưởng đến cả ngôn ngữ nữa…”- Bà Chu Thị Thắm – Giám đốc Công ty TNHH Hoa Việt chia sẻ.

Đánh giá về thực trạng tình hình phát triển công nghiệp phụ trợ tại tỉnh, ông Trần Trọng Kim – Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 cho rằng:Nếu mình không tự túc, tự cấp được phụ kiện trong nước thì chúng ta sẽ còn hơi khó, nhất là chúng ta nhập nước ngoài về thì phụ thuộc vào thời gian nhập khẩu, hai là, giá thành cao và tạo tính cạnh tranh rất thấp”.

 Định hướng về phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới, ông Vũ Ngọc Khiếu – Giám đốc Sở Công thương Thái Bình cho biết:Trong thời gian tới, Thái Bình với ưu tiên thu hút đầu tư thì tỉnh cho công nghiệp hỗ trợ đặt lên hàng đầu, đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận rất cao. Thứ hai, nó giải quyết được lao động. Thứ ba, nó tạo nên lợi thế trong sản xuất công nghiệp của chúng ta trong tất cả các lĩnh vực.”

Cùng với quy hoạch xây dựng phát triển công nghiệp phụ trợ của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025 thì tỉnh Thái Bình cũng sẽ có nhiều cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư các ngành Công nghiệp phụ trợ. Hy vọng điều đó sẽ là đòn bẩy giúp ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng và công nghiệp nói chung ở tỉnh có bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...