Để kinh tế trang trại phát triển bền vững

Thứ 4, 28/09/2016 | 10:51:01
1,971 lượt xem

“Đề án tích tụ ruộng đất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo” tại Thái Bình đang tiếp tục khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Kinh tế trang trại, gia trại cũng đang được thừa hưởng lợi ích của chính sách này. Tuy nhiên, làm thế nào để các trang trại tận dụng được lợi thế của các chính sách hiện nay đang là câu hỏi để các chủ trang trại đi tìm lời giải.


Trang trại của gia đình ông Vũ Đình Mão, tại xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ.

Trước khi chưa có chủ trương tích tụ ruộng đất tại tỉnh Thái Bình, nhiều người dân đã thực hiện chuyển đổi vùng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi, trồng các loại cây con khác. Và gia đình ông Vũ Đình Mão, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ là một trong số người dân đã được mạnh dạn áp dụng chính sách này.

Năm 2005, ông Mão đã thuê đất cùng mượn, đổi các ruộng vùng đất chua, trũng cấy lúa kém hiệu quả của xã Quỳnh Hội để quy hoạch vùng nuôi trồng theo hướng vườn - ao- chuồng. Cứ mỗi năm, gia đình lại đầu tư  thêm cơ sở vật chất cho vùng chăn nuôi. Ông Vũ Đình Mão cho biết:“ Cứ mỗi năm, tôi mở rộng trang trại bằng cách thuê, mượn, đổi đất ruộng của các hộ liền kề khi họ không có nhu cầu cấy lúa.”

Ông Mão thu hoạch hòe trên mô hình trang trại tổng hợp .

Nhờ hướng tích tụ ruộng đất của gia đình ông Mão mà hơn 10 năm qua, trang trại đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình ông Mão trở thành hộ gia đình làm giàu ngay trên quê hương mình.

Cùng với ông Mão, trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của bà Tạ Thị Nga (thôn Tân Hóa, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ) cũng là trang đạt chuẩn theo tiêu chí của tỉnh và huyện quy định. Tuy trang trại của bà Nga hình thành sau trang trại của ông Mão nhưng cùng với việc quy hoạch nông thôn mới của xã, trang trại của bà Nga có điều kiện mở rộng hơn với quy mô 1.500 m2.

Trang trại lợn nái ngoại của bà Nga.

Cách mở rộng quy mô trang trại của bà Nga và ông Mão tại xã Quỳnh Hội bằng hình thức là  thuê, mua, đổi đất và chủ yếu là mua lại quyền sử dụng đất của người dân địa phương. Việc mua lại quyền sử dụng đất của bà Nga và ông Mão là được chính quyền địa phương đồng ý chứng nhận đúng theo quy định của Luật đất đai. Do vậy, bà Nga yên tâm  và muốn mở rộng thêm quy mô trang trại, bà mong muốn  “Hiệu quả của mô hình trang trại của gia đình mỗi năm thu lãi khoảng nửa tỷ đồng, tôi mong nếu có quỹ đất tôi sẽ tiếp tục mở rộng trang trại….”.


Quy mô trang trại nuôi gà đẻ trứng của ông Phạm Văn Tràng.

Nếu như việc tích tụ ruộng đất của bà Nga được làm theo quy định của pháp luật thì hiện nay một số hộ gia đình muốn mở rộng quy mô trang trại với việc thuê, mua, đổi và góp đất đang không yên tâm về tính pháp lý trong quyền sử dụng đất. Thực tế, để các trang trại phát triển theo hướng bền vững, trước tiên cần đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Như trang trại nuôi gà đẻ trứng của ông Phạm Văn Tràng (xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư) là một ví dụ.

Trang trại của ông được hình thành từ đầu những năm 2000 đến nay, để mở rộng trang trại sản xuất, ông phải mua lại đất của các hộ dân khác. Thủ tục mua, bán này không có sự chứng nhận pháp lý của các cấp có thẩm quyền mà chỉ là sự thỏa thuận riêng giữa người mua và người bán. Ông Phạm Văn Tràng cho biết: “Để mở rộng trang trại tôi đã mua lại của hộ dân khác. Tuy nhiên, chưa có sự chứng kiến của chính quyền địa phương. Tôi mong muốn các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện về thủ tục pháp lý để tôi có thể đầu tư về cơ sở vật chất và quy mô xây dựng trang trại lớn hơn.”

Ông Phạm Văn Tràng trao đổi với phóng viên của Thaibinhtv.vn về việc phát triển trang trại.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 700 trang trại quy mô được công nhận. Phần lớn các trang trại này được hình thành trước khi có Đề án tích tục đất nông nghiệp của  tỉnh.

Theo thống kê, các diện tích đất được tích tụ trên quỹ đất 5%, một số ít thuê hoặc mượn đất của người dân không có nhu cầu sản xuất. Thời gian thuê từ 3 - 20 năm. Như vậy, hạn diện còn hạn chế với nhu cầu của người thuê đất. Theo Luật đất đai 2013 đã được ban hành và có hiệu lực thi hành. Tại Điều 126 quy định, thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này. Như vậy, thời hạn sử dụng đất sẽ được kéo dài đến 50 năm, tính từ ngày được giao đất.

Giấy tờ mua đất để mở rộng trang trại của  ông Phạm Văn Tràng chỉ là sự thỏa thuận giữa người mua và nhượng lại quyền sử dụng đất.

Để người dân yên tâm sản xuất, phát triển quy mô trang trại, gia trại theo hướng bền vững, chính quyền địa phương cần tuyên truyền rõ hơn về vấn đề này. Đồng thời người dân phải tự tìm hiểu khi mua, hoặc mượn, hay góp đất để phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa thì phải có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền để yên tâm phát triển trang trại theo hướng bền vững.

Hướng phấn đấu của tỉnh là đến năm 2020 diện tích ruộng đất được tích tụ đạt từ 40.000 ha trở lên. Mỗi mô hình từ 2 ha trở lên đối với những loại hình sản xuất cần ít đất, riêng ngành trồng trọt, thủy sản phải đạt ít nhất từ 10 ha trở lên mới có tính khả thi và người có hướng tích tụ ruộng đất sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào mô hình.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...