Nuôi ong lấy mật – Vừa làm giàu vừa “nuôi” hệ sinh thái

Thứ 4, 03/04/2024 | 19:57:12
790 lượt xem

Tận dụng thế mạnh của địa phương, những năm gần đây, nhiều nông dân đã duy trì, phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, không chỉ đem lại thu nhập ổn định, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Toàn tỉnh Thái Bình hiện có trên 8.000 đàn ong, tính cả đàn ong của người dân trong tỉnh và số lượng đàn ong hàng năm từ các địa phương khác gửi đến vào mùa hoa, chủ yếu tập trung tại Thái Thụy, Tiền Hải và Hưng Hà. 

Thái Bình có thành phần cây nguồn mật, phấn, khá đa dạng, với diện tích rừng ngập mặn khoảng 4.000ha, trồng sú, vẹt, trang, mùa hoa nở tháng 4 đến tháng 8; mùa hoa nhãn, hoa vải từ tháng 2 đến tháng 3. Ngoài ra, còn có các loại cây lương thực là nguồn cung cấp phấn hoa như lúa, ngô, khoai, đậu đỗ, và nhiều cây trồng đa dạng khác có tiềm năng nhân rộng, phát triển nghề nuôi ong. 

Với phương thức nuôi ong di chuyển, hàng năm có thể phát triển được hàng nghìn đàn ong.

Hà My 

  • Từ khóa
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến vào báo cáo nội dung trình kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến vào báo cáo nội dung trình kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đặng Thanh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Vũ...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...