Một số làng nghề ở Thái Bình đang dần được phục hồi

Thứ 2, 03/10/2016 | 15:06:52
6,034 lượt xem

Thái Bình là một tỉnh xưa kia vốn được biết đến với nghề chạm bạc, chiếu cói, mây tre đan… Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhiều làng nghề ở Thái Bình tưởng như đã đi vào quên lãng giờ đây đang dần được người dân tại các địa phương phục hồi lại và phát triển.

Hiện nay, ở Thái Bình có tất cả 229 làng nghề, trong đó ngoài những nghề truyền thống còn du nhập thêm nghề đan, móc sợi, làm hương, đan hạt cườm, chế tác đá mỹ nghệ….Thực hiện nghị quyết 01/NQ-TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, với những chính sách thông thoáng, thuận lợi thu hút đầu tư, các làng nghề truyền thống ở Thái Bình đã được khôi phục và có những thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, nâng cao sức cạnh tranh, đóng góp lớn vào tổng GDP của toàn tỉnh.

Nghề chạm bạc


Sản phẩm của làng chạm bạc Đồng Xâm.

Nghề chạm bạc ra đời cách đây 600 năm ở Đồng Xâm. Hiện nay, chủ yếu phát triển ở các xã: Lê Lợi (Đồng Xâm cũ), Hồng Thái, Trà Giang của huyện Kiến Xương; Đông Kinh (huyện Đông Hưng). Từ năm 2005 đến nay, nghề chạm bạc phát triển trở lại tương đối tốt, thị trường tiêu thụ đã mở tới các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn…. hướng tới phục vụ khách du lịch. Giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 70 tỷ đồng.

Nghề thêu

Nghề thêu phát triển phong phú ở nhiều địa phương. Toàn tỉnh có 26 doanh nghiệp tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh loại hình sản phẩm này. Giá trị sản xuất (giá gia công) hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng, nhưng hiện nay nghề thêu đang có xu hướng phát triển chậm lại.

Nghề dệt khăn, dệt vải, dệt đũi

Nghề dệt đũi tại xã Nam Cao, huyện Kiến Xương.

Ngoài các sản phẩm truyền thống, các làng nghề dệt còn dệt vải thổ cẩm, vải lụa tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam và xuất khẩu sang Lào, Thái Lan, Campuchia. Có 40 doanh nghiệp và hàng chục cơ sở tham gia sản xuất. Hiện nay các đơn vị dệt khăn có 4.700 máy dệt, mỗi năm sản xuất hàng trăm triệu khăn các loại. Giá trị năm 2010 ước đạt 6.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 2005 – 2007 thị trường dệt đũi thụt giảm 30% - 40% so với những năm trước, nhưng cuối năm 2007 trở lại đây nghề dệt đũi đang có chiều hướng phát triển trở lại. Giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 45 tỷ đồng.

Nghề dệt chiếu cói

Nghề dệt chiếu cói tập trung ở các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ và Đông Hưng. Mỗi năm sản xuất trung bình 16 triệu lá chiếu các loại tiêu thụ ở thị trường trong nước và Trung Quốc, Hàn Quốc. Có nhiều doanh nghiệp đưa máy móc vào thay lao động thủ công.

Nghề mây tre đan xuất khẩu

Từ 2008 nghề mây tre đan xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp chuyển sang móc sợi, bẹ chuối, bèo tây, đệm cói. Toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở sản xuất mây tre đan. Giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 80 tỷ đồng.

Nghề thảm len

Các làng nghề này đang gặp khó khăn và có xu hướng thu hẹp thị trường do không cạnh tranh được về giá cả với sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc. Một số hợp tác xã dệt thảm đã chuyển sang nghề khác. Giá trị sản xuất 2010 ước đạt 15 tỷ đồng.

Nghề đồ gỗ mỹ nghệ

Nghề này phát triển ở nhiều nơi như làng Mộc Vế, làng Riệc xã Canh Tân, huyện Hưng Hà; Nguyên Xá (huyện Vũ Thư); An Đồng (huyện Quỳnh Phụ), thị trấn Đông Hưng ( huyện Đông Hưng). Sản phẩm ở đây đã đạt độ tinh xảo sánh ngang với sản phẩm của La Xuyên (Nam Định), Đồng Kỵ (Bắc Ninh). Giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 85 tỷ đồng.

Ngoài các nghề chủ yếu trên, một số nghề khác như: Cơ khí, dệt bao tải đay, đệm cói, thảm chùi chân, chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực thực phẩm… vẫn được duy trì và phát triển ổn định đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...