Doanh nghiệp về làng

Thứ 2, 31/05/2021 | 00:00:00
430 lượt xem

Sau nhiều năm chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với xây dựng và nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, thì việc phát triển đa dạng các ngành nghề tại nhiều địa phương đã đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong đó việc phát triển nghề và du nhập nghề mới về xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương đang góp phần nâng cao thu nhập của người dân, giải quyết việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động.

Cơ sở may thứ 2 của Công ty may Anh Toàn, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương

Lựa chọn xây dựng cơ sở may thứ 2 tại xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, từ tháng 7 năm 2018. Đến nay cũng đã gần 3 năm, khi Công ty may Anh Toàn đưa nghề may về với người dân tại xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương. Đó cũng chính là thời điểm xã Bình Thanh đang chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong xây dựng nông thôn mới. Thời gian ban đầu khi mở xưởng, công ty thu hút hơn 100 công nhân, thì nay đang tạo công việc cho hơn 300 lao động là người dân tại địa phương và nhiều xã lân cận.

Anh Phan Trọng Toàn - Giám đốc Công ty may Anh Toàn, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương:

“Thời điểm đó công ty đã có cơ sở 1 tại xã Vũ Bình, sau đó cũng muốn mở rộng xưởng để thuận lợi trong việc đáp ứng đơn hàng của đối tác. Và cùng lúc đó thì, chính quyền địa phương xã Bình Thanh cũng đang phát triển ngành nghề, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nên đã thu hút được công ty về đây.”


Sản phẩm áo xuất đi Hàn Quốc của Công ty may Anh Toàn, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương

Nắm bắt và tận dụng nguồn lao động trẻ tại địa phương, bởi đó cũng là xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động tại nhiều vùng quê nông thôn mới. Cùng sự nhanh nhạy khi tiếp cận với đơn hàng may gia công, đã mang lại nguồn hàng đều đặn, đảm bảo đời sống cho người lao động và sự phát triển của công ty. Hiện công ty đã trở thành đơn vị chuyên may gia công theo đơn đặt hàng, với 90% sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Anh Phan Trọng Toàn - Giám đốc Công ty may Anh Toàn, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương:

“Mặt hàng của công ty chủ yếu là may Jacket, là xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc là chính. Bình quân, mỗi tháng xuất đi 50.000-60.000 sản phẩm.”


Đặc biệt là tạo công việc và mang lại nguồn thu nhập cho người lao động tại nông thôn. Giúp họ nâng cao đời sống, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Chị Lê Thị Hải - thôn Điện Biên, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương:

“Có công ty về địa phương rất thuận lợi cho chúng tôi khi đi làm. Vì có con nhỏ không phải đi làm xa, hơn nữa thu nhập cũng ổn định, có người được 9-10 triệu mỗi tháng.”


Doanh nghiệp về làng đã mang đến một ngành nghề mới và nâng cao thu nhập của người dân nơi đây, phát triển sản xuất, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đã góp phần tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội tại xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...