Điều kiện cần cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Công ước Viên năm 1980

Thứ 2, 28/11/2016 | 15:43:07
1,734 lượt xem

Công ước Viên với 85 quốc gia thành viên trên thế giới, hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều là thành viên của Công ước này. Do đó, việc doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu về những nguyên tắc cơ bản của Công ước là điều kiện tiên quyết. Bài phóng vấn với TS Nguyễn Minh Hằng – Trọng tài viên VIAC, Trưởng khoa Luật (Đại học Ngoại thương) sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

TS Nguyễn Minh Hằng – Trọng tài viên VIAC, Trưởng khoa Luật (Đại học Ngoại thương)

Bà có thể nói rõ những lợi ích mà doanh nghiệp Việt Nam (DN VN) được hưởng từ Công ước Viên 1980?

Điều đầu tiên mà DN được hưởng lợi là có một khung pháp lý chung, giống như một “đồng phục” trước các đối tác đến từ 84 quốc gia thành viên khác. Nhìn vào bản đồ Công ước Viên có thể thấy, đa số các đối tác kinh tế của Việt Nam đều là thành viên của Công ước. Khi DN VN ký hợp đồng với các đối tác, Công ước Viên sẽ được áp dụng như một luật chung. Hai bên sẽ không mất thời gian, chi phí để thảo luận với nhau xem luật nào được áp dụng trong hợp đồng. DN sẽ giảm chi phí pháp lý, giảm rủi ro pháp lý, giảm tranh chấp phát sinh. Bởi vì đã có luật chung, DN tránh được phải áp dụng luật nước ngoài trong các hợp đồng. Trong khi trước đây, vì phần lớn DN của chúng ta là DNNVV nên vị thế đàm phán không cao, ít khi có thể áp dụng luật Việt Nam mà chủ yếu áp dụng luật của đối tác như: Mỹ, Nhật Bản, Singapore…

Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (CISG) mà Việt Nam là thành viên sẽ có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Nhưng đang có khác biệt cơ bản giữa pháp luật Việt Nam với CISG mà DN cần phải lưu ý?

Điểm khác biệt rất cơ bản mà DN cần phải chú ý đó là khi thực hiện hợp đồng  xuất nhập khẩu, sau khi nhận hàng, DN phải kiểm tra hàng hóa. CISG quy định rất rõ thời gian DN phải kiểm tra hàng hóa. Nếu phát hiện có khiếm khuyến, DN phải thông báo trong khoảng thời gian bao lâu. Đây là điểm rất nhiều tranh chấp của DN VN gặp phải thời gian qua. Ngoài ra, khác biệt về bồi thường thiệt hại, trong CISG cũng là điều rất đáng lưu tâm. Theo đó, hợp đồng phải quy định tính dự báo trước mức thiệt hại để bồi thường… Pháp luật VN chưa có quy định này.

Các quốc gia tham gia CISG cũng đã có tới trên 3.000 án lệ. DN có thể tham khảo các án lệ của CISG để phòng tránh được tranh chấp hoặc nếu có tranh chấp thì biết phải giải quyết thế nào. Ngoài ra, các tòa án và trung tâm trọng tài của Việt Nam cũng có thể coi đây là những nguồn tư liệu quan trọng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Thời gian vừa qua, DN VN luôn ở thế yếu khi xảy ra tranh chấp. Việc áp dụng Công ước có thay đổi gì trong “cán cân” này, thưa bà?

Đúng là Việt Nam tham gia CISG sẽ mang đến nhiều cơ hội cho DN. Tuy nhiên, có hiện thực hóa được các cơ hội đó hay không phụ thuộc vào tính chủ động của các doanh nghiệp. Họ nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản thì sẽ chủ động trong thương thảo hợp đồng, tăng vị thế trong thương thảo hợp đồng, tăng vị thế trong giải quyết tranh chấp…
CISG quy định quy trình ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, CISG chưa có bộ quy chuẩn hay hợp đồng mẫu.Và điều DN cần lưu ý, CISG chỉ áp dụng với hợp đồng thương mại về hàng hóa, không áp dụng với dịch vụ.

Theo thống kê của VIAC, 80 – 90% DN VN chưa hiểu về CISG trong khi VN là quốc gia thứ hai của ASEAN sau Singapore tham gia Công ước. Vậy chúng ta phải làm gì để tận dụng ưu thế này, thưa bà?

Quá trình Việt Nam tham gia CISG của Việt Nam bắt đầu từ năm 2010, xuất phát từ nhu cầu thực tế của DN, VCCI đề xuất với Chính phủ tham gia CISG. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu và Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng 12-2015.

Với những lợi ích kinh tế và lợi ích pháp lý mà Công ước mang lại, các DN sẽ có lợi thế về mặt kinh nghiệm của người đi trước với các quốc gia trong khu vực khi áp dụng CISG. Vấn đề chính là DN cần phải chủ động nắm bắt.

– Xin cảm ơn bà!

  • Từ khóa
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...