Người phụ nữ đưa thương hiệu cói Việt ra thế giới

Thứ 3, 03/05/2016 | 09:36:15
2,720 lượt xem

Tên tuổi của bà Bà Phạm Thị Ngắn – Chủ doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BÌnh đã được nhiều người biết đến đã gắn liền với những sản phẩm từ cói. Bà được mọi người đặt cho tên gọi thân thương “Người phụ nữ đưa cói Việt ra thế giới”.

Bà Phạm Thị Ngắn – Chủ doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xã Tây An. ( Ảnh: Chinhphu.vn)

Có dịp trở lại với xưởng sản xuất của bà Ngắn, chúng tôi được nghe bà kể lại câu chuyện đưa thương hiệu cói Việt ra thế giới - Đó như là một cơ duyên và cũng là trách nhiệm của người theo nghề. Bà tâm sự: “Nhận thấy đây là một làng nghề làm cói, trong khi đó, lao động nông nhàn nhiều. Do vậy, tôi đã tìm hiểu làm thế nào để nghề cói phát triển tạo việc làm và thu nhập cho người dâ. Tôi suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này.”

Từ những chiếc túi, giỏ, mũ… được làm từ cói, bà Ngắn đã dày công tìm tòi, học hỏi cải tiến mẫu mã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Những sản phẩm cói một thời tưởng chừng bị lãng quên, dưới đôi tay và óc sáng tạo của bà đã mang một thành thương hiệu mới, có tên tuổi ở thị trường trong và ngoài nước. Khi đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, công việc kinh doanh của bà Ngắn như diều gặp gió, ngày một phát triển. Trung bình mỗi tháng doanh nghiệp sản xuất từ 40.000 -50.000 sản phẩm, đa dạng về mẫu mã. Các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Nhật Bản, Mỹ và một số nước khác. Trong đó, thị trường Nhật Bản là đối tác lớn của cơ sở, chiếm 70%. Theo bà Ngắn chia sẻKhách Nhật yêu cầu rất khắt khe. Nếu kỹ thuật không để ý, sai một lỗi nhỏ thôi là sẽ bị phía đối tác phạt. Chính vì vậy, mà chúng tôi yêu cầu hàng phải làm cẩn thậ, chất lượng ngay từ các khâu đầu tiên đến khâu hoàn thiện sản phẩm.”

Nhiều lao động địa phương trở thành công nhân lành nghề tại Doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xã Tây An.

Sinh ra và lớn lên từ làng quê. Hơn ai hết bà Ngắn thấu hiểu được những vất vả của người nông dân. Bà luôn tâm niệm phải làm điều gì đó cho quê hương, cho những con người một nắng hai sương gắn bó với đồng ruộng. Chính vì vậy, bà ấp ủ đưa cói Việt ra thế giới thành công không chỉ tạo tên tuổi cho bà mà còn biến ước mơ tạo việc làm cho lao động nông thôn thành hiện thực. Hiện tại doanh nghiệp đặt cơ sở vệ tinh trong toàn tỉnh, tạo việc làm cho gần 8.000 lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng – 3,5 triệu đồng. Ngoài ra, bà còn liên hệ với các địa phương mở lớp dạy nghề, tạo việc làm cho chị em. Tính đến nay, bà đã dạy nghề làm cói xuất khẩu cho trên 10.000 lao động nông thôn toàn tỉnh.

Lao động lúc nông nhàn tham gia làm gia công các sản phẩm xuất khẩu cho doanh nghiệp của bà Phạm Thị Ngắn. ( Ảnh: Thành Tâm)

Với những đóng góp và thành công trong sự nghiệp, bà Ngắn được nhận nhiều bằng khen của các cấp, các ngành. Gần đây nhất vào dịp mùng 8-3 vừa qua, bà được Trung ương Hội phụ nữ trao tặng giải thưởng “Phụ nữ tự tin tiến bước”.

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...