Cách đây gần 80 năm, tàu ngầm Grunion USS của Mỹ đã bị chìm ngay trong chuyến đi thực hiện nhiệm vụ đầu tiên. 70 thủy thủ đã ra đi cùng với con tàu chìm sâu dưới đấy Thái Bình Dương. Giờ đây, sau nhiều năm tìm kiếm, phần mũi con tàu đã được phát hiện ở độ sâu khoảng 820 mét so với mặt biển ngoài khơi quần đảo Aleut ở Alaska.
Một hình ảnh 3D của phần đầu mới được tìm thấy của tàu Grunion USS. (nguồn: Dự án 52 Mất tích)
Đội tìm kiếm đã sử dụng tàu tự hành dưới nước và phép quang trắc hiện đại để vẽ hình 3D của toàn bộ con tàu.
Nhà thám hiểm đại dương Tim Taylor, một thành viên của nhóm tìm kiếm thuộc dự án tìm kiếm 52 tàu ngầm mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nói rằng kết quả tìm kiếm lần này vượt xa so với sử dụng phương pháp quay video hoặc hình ảnh tĩnh trước đây và sẽ là kinh nghiệm quý báu để sau này ghi lại những phát hiện về các chứng tích lịch sử chìm dưới nước. Nhờ các hình ảnh 3D này, các nhà khảo cổ học và các nhà sử học có thể tiếp tục tiến hành các nghiên cứu chi tiết.
Vào ngày 11/4/1942, tàu ngầm Grunion USS dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Mannert Abele đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ các lực lượng Đồng minh ngay từ đầu. Khi đi từ vùng biển Caribe đến Trân Châu cảng, nó đã cứu được 16 quân nhân của tàu Jack (tàu vận tải của quân đội Mỹ) bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức.
Tuy nhiên, nhiệm vụ đầu tiên của Grunion cũng chính là nhiệm vụ cuối cùng của nó. Vào tháng 6/1942, con tàu được cử đến quần đảo Aleut. Khi đến Kiska, Alaska, nó đã bắn chìm hai tàu tuần tra của Nhật. Sau đó, vào ngày 30/7/1942, Grunion nhận lệnh quay trở về cảng Hà Lan, Alaska, một căn cứ hải quân trong khu vực. Trên đường về, tàu đã gặp nạn và mất tích kể từ đó. Con tàu được tuyên bố mất tích vào ngày 5/10/1942.
Mặc dù vậy, câu chuyện về Grunion không dừng lại ở đó. Năm 2006, ba người con trai của Thiếu tá Abele là Bruce, Brad và John, bắt đầu tìm kiếm con tàu sau khi nhận được một khoản tài trợ từ “một quí ông Nhật Bản tên là Yutaka Iwasaki cùng nhiều nguồn hỗ trợ khác” – theo thông tin mà Dự án tìm kiếm 52 con tàu mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ hai (Dự án 52 mất tích) cho biết. Ba người con của ông Abele đầu quân cho công ty chuyên về kĩ thuật địa vật lý hải dương có tên “Williamson và Cộng sự”. Ở đây họ có thể sử dụng công nghệ Sonar quét sườn để tạo nên hình ảnh của cả một vùng đáy biển rộng lớn, nhờ đó họ có thể định vị được con tàu đã mất tích.
Hình ảnh 3D tái hiện toàn bộ con tàu Grunion USS bị chìm vào năm 1942. (nguồn: Dự án 52 Mất tích)
Tuy nhiên, họ không tìm thấy phần đầu của con tàu. Vào tháng 10/2018, Dự án 52 Mất tích tiến hành tìm kiếm vùng lân cận và phát hiện ra bộ phận này của tàu đã trượt theo sườn dốc của một núi lửa xuống sâu hơn và cách phần thân của tàu khoảng 0,4 km.
Nguồn Dantri.com.vn
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội...
Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,...
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Bình khu vực huyện Vũ Thư...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...