Hệ lụy từ đấu giá đất “bất thường” ở Thủ Thiêm

Thứ 4, 12/01/2022 | 00:00:00
681 lượt xem

Cơn sốt đấu giá đất Thủ Thiêm tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư bất động sản. Những con số kỉ lục đã được xác lập như: một doanh nghiệp đã trúng 1 lô đất với giá hơn 24.000 tỷ đồng, cao gấp hơn 8 lần so với giá ban đầu, tương ứng 2,4 tỷ đồng/m2, cao hơn cả các thành phố đắt đỏ như Hong Kong, Thượng Hải, Tokyo, Sydney hay New York…. Rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra về sự bất thường trong những con số này.

 Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu rà soát các bất thường trong những phiên đấu giá đất và giao Ngân hàng Nhà nước giám sát các nhà băng cho các nhà đầu tư vay tiền đấu giá đất. Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cũng yêu cầu các ngân hàng báo cáo thực trạng tình hình cấp tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân tham gia đấu giá Thủ Thiêm.

2,4 tỷ/m2

“Sốc”

“Đột biến”

“Bất thường”

“Chưa từng có trong lịch sử”

Đây là những từ mà báo chí và giới chuyên gia liên tục nói về việc trúng đấu giá đất ở KĐT Thủ Thiêm những ngày qua. Đáng lo hơn đáng mừng. Điều mà nhiều chuyên gia lo ngại nhất, bởi đây không phải giá trị thực, khi đất ở đây bị thổi giá, không chỉ khu vực này mà còn các khu vực khác giá đất cũng sẽ ăn theo và bị đẩy lên cao. Khi đó người hưởng lợi nhất là những nhà đầu cơ đã ém sẵn đất đai từ trước. 

GS Hoàng Văn Cường - Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội:

"Việc đấu giá cố tình trả giá cao đã từng xảy ra cách đây hàng chục năm rồi, thời kì ở Khánh hòa đã có nhà đt tư nhân người ta mua mảnh đất nhỏ thôi, họ đã sở hữu rất nhiều mảnh lớn rồi. khi đấu gias thì mua cao lên thì ngay lập tức giá thị trường khu vực lân cận tăng lên và người ta bán mảnh đất bên cạnh đi, rồi người ta bỏ k mua mảnh đất này nữa, chịu phạt nhưng vẫn hưởng lợi, việc đấy đã xảy ra rất nhiều."




Ngày 6.4 tới, 4 DN trúng đấu giá sẽ phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính với 4 lô đất.  Ngân sách TP Hồ Chí Minh sẽ thu về số tiền hơn 37.000 tỷ đồng. Thế nhưng, hơn 37.000 tỷ đồng này liệu có bù đắp được hàng loạt những hệ lụy và thất thoát khác? Đó là áp lực trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng với những dự án khác sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Chưa kể, giá đất bị đẩy lên quá cao vô hình trung sẽ trở thành rào cản với những nhà đầu tư khác, tạo tâm lý e ngại khiến họ không muốn vào khu vực này để sản xuất kinh doanh. Và  nạn nhân của cơn địa chấn thì chính là những người dân, những DN có nhu cầu thực sự.

PGS Phạm Quang Tuyến – Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội:

"Thì tôi nhấn mạnh đây là giá cá biệt, cho trường hợp cá biệt chứ k áp dụng cho giá đất phổ biến trên thị trường của khu vực thủ thiêm, nên chúng ta cần tuyên truyền, k nên lấy kq đấu giá đất của tập đoàn THM là hình mẫu áp dụng chung cho tất cả đất của TP Thủ thiêm"

 

Các chuyên gia nhận định, thời gian tới vẫn cần tiếp tục đấu giá đất công khai, minh bạch. Nhưng cần siết chặt hơn một số biện pháp quản lý để tránh nguy cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường như đấu giá tập trung nhiều khu đất trong cùng 1 phiên.

Ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội:

"Chẳng hạn đấu giá tập trung, nhiều khu đất trong một lần, trong 1 phiên đấu trong 1 khu vực, trong 1 vùng để tránh tình trạng có thể một nhóm người hoặc 1 động cơ thổi giá để làm giá tham chiếu, sẽ ảnh hưởng lớn đến các vùng lân cận. Thêm vào đó, để hoàn chỉnh, ngoài việc đấu giá tập trung ra thì cần nâng đặt cọc đấu thầu cao hơn nữa, để tránh tình trạng nhà thầu trúng như bỏ thầu nhưng lại k tiêp tục tiến hành kí hợp đồng mua."

Giá đất bị đẩy cao bất thường sẽ không mang lại ích lợi cho tổng thể nền kinh tế.  Hội Môi giới Bất động sản phía Nam cho biết, giá đất khắp nơi ở TPHCM những ngày qua đã liên tục tăng do ăn theo vụ đấu giá đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Điều này càng khẳng định những lo ngại của các chuyên gia là hiện hữu./

Theo TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...