Trong năm 2022, các nước trên thế giới đã thu được 95 tỷ USD tiền phí phát thải CO2 của doanh nghiệp, tăng mạnh so với mức 84 tỷ USD của năm trước đó, và đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo báo cáo được Ngân hàng thế giới (WB) công bố ngày 23/5, ngay cả khi nền kinh tế gặp khó khăn, chính phủ các nước vẫn ưu tiên chính sách định giá carbon trực tiếp nhằm giảm phát thải. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng để thực sự thúc đẩy sự thay đổi ở quy mô cần thiết thì cần có những tiến bộ lớn cả về mức giá và quy mô áp dụng.
Năm 2017, Ủy ban cấp cao về giá carbon nhận định, đến năm 2030, giá carbon cần phải ở mức từ 50 đến 100 USD/tấn mới có thể giới hạn mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C theo như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Tuy nhiên, theo WB, với tình trạng lạm phát hiện nay, giá carbon cần phải được áp dụng trong khoảng từ 61 đến 122 USD/tấn.
Cũng trong ngày 23/5, Giám đốc điều hành WB, bà Anna Bjerde cho biết tổ chức này sẽ thúc đẩy các nước thành viên tăng các khoản viện trợ và vốn mới để tăng quy mô các khoản vay ứng phó với biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác./.
Theo TTXVN
Sáng 27/9, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình gồm đồng chí Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Nguyễn Văn An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội tiếp xúc...
Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đoàn đại biểu Quốc hội...
Sáng 27/9, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình gồm: đồng chí Lại Văn...
Sáng 27/9, đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình gồm: đồng chí Nguyễn Văn...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Ðại hội XIII của Ðảng, đưa...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...
Sáng 22/8, Công đoàn huyện Hưng Hà tổ chức gặp mặt, tuyên dương, khen...