Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại Nam Phú

Thứ 2, 22/02/2016 | 17:18:25
1,318 lượt xem

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cụ thể là tình trạng xâm nhập mặn mà người dân xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đang gặp khó trong sản xuất nông nghiệp.

Nước biển xâm nhập vào khu nuôi trồng thủy sản và đất trồng lúa tại xã Nam Phú.

Cánh đồng khu B3 của xã Nam Phú rộng hơn 15 ha, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu. Theo chia sẻ của người dân, nếu như trước đây cấy lúa tại khu vực này cho năng suất đạt hơn 2,5 tạ/sào thì trong những năm trở lại đây người dân phải đầu tư chi phí lớn hơn nhưng năng suất đạt được chỉ gần 1,5 tạ/sào, giảm hơn 40% năng suất, mà nguyên nhân chính cho biến đổi khí hậu.  

Bà Trần Thị Vui (thôn Bình Thành, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải) kể lại: “ Khu vực này tôi có 6, 6 sào ruộng, nước bây giờ mặn hơn trước nhiều nên cấy lúa không cho hiệu quả cao hơn trước. Mặc dù là gia đình tôi đã tăng lượng phân bón và 1 vụ thau chua, rửa mặn 2 lần nhưng năng suất cũng chỉ đạt 1,3 tạ/ sào”.

 

Còn ông Phạm Văn Thông (thôn Bình Thành, xã Nam Phú): “Nước bây giờ mặn quá nên người nuôi trồng thủy sản chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển thủy sản. Chúng tôi cũng mong được hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng để áp dụng giúp tôm cua phát triển được như trước đây”.

Xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nông nghiệp của Nam Phú, mà ngành nuôi trồng thủy sản cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề. Gia đình ông Đinh Quang Nghi (thôn Bình Thành, xã Nam Phú) có diện tích đầm rộng 15 ha, gia đình ông nuôi tôm sú, tôm rảo, cua rèm. Nếu như ở thời điểm 5 năm trước bãi đầm này cho gia đình ông thu lãi hơn 120 triệu đồng/năm thì đến thời điểm này số tiền lãi mà ông thu về chỉ hơn 30 triệu đồng/năm mà theo ông Nghi nguyên nhân chính là do độ mặn của nước biển tăng lên. Ông  Đinh Quang Nghi (thôn Bình Thành, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải) chia sẻ: “Nước biển bây giờ mặn hơn trước rất nhiều. Nếu như mấy năm trước độ mặn chỉ là 18-19%0 thì bây giờ là 28-29%0. Tôm cua phát triển chậm, dễ chết nên rất khó nuôi. Đầu tư cho thức ăn, thuốc phòng bệnh cũng nhiều hơn nhưng hiệu quả mang lại không cao”.

Vùng cấy lúa tại Nam Phú ảnh hưởng do xâm nhập mặn.

Theo đánh giá, một trong những nguyên nhân chính của xâm nhập mặn là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ và nước biển tăng cao, lưu lượng nước ở thượng nguồn giảm. Trước tình trạng này, xã Nam Phú đã có một số giải pháp để hạn chế thấp nhất thiệt hại do tình trạng xâm nhập mặn gây ra. Ông Nguyễn Văn Chuyển - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phú (huyện Tiền Hải) cho biết: “Để hạn chế tình trạng xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp, Đảng ủy, UBND xã đã trích kinh phí để bơm nước thau chua rửa mặn những diện tích chịu ảnh hưởng nặng nề. Hướng dẫn bà con 1 số biện pháp chăm sóc để chăm sóc lúa như rắc vôi bột, tăng lượng phân bón. Cùng với đó, trong thời gian tới, xã sẽ đưa vào cấy một số giống lúa có khả năng chịu mặn tốt”

Xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của người dân xã Nam Phú mà còn các xã ven biển khác huyện Tiền Hải. Để đối phó với tình trạng này cần sự chung tay vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương.

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...