Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường mầm non

Thứ 5, 01/12/2022 | 00:00:00
940 lượt xem

Vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại một trường học ở Nha Trang đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn thực phẩm học đường. Nhất là trong bậc học mầm non, gần như 100% học sinh được ăn bán trú tại trường, đòi hỏi việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm phải được thực hiện sát sao, nghiêm túc.

Mới đây, công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố vụ án vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo điều 317 Bộ luật hình sự tại một trường học ở Nha Trang, bởi có tới 600 học sinh phải nhập viện điều trị, 1 học sinh tử vong. Trước đó, 352 học sinh ở Ninh Bình phải đi bệnh viện sau khi ăn bữa sáng tại trường. 48 học sinh tại Hà Nội, 57 trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh nhập viện cấp cứu do ngộ độc. Mỗi vụ việc xảy ra lại làm tăng nỗi lo cho các bậc phụ huynh. 


Phụ huynh học sinh: 

"Rất là lo lắng vì rất nhiều vụ việc đã xảy ra rồi. Mình cũng mong nhà trường quan tâm đến việc ăn của các con hơn."




Phụ huynh học sinh:

"Mong các nhà trường có chế độ ăn phù hợp cho các con, thực đơn các con được ăn hằng ngày thì phụ huynh cũng cần biết."



Cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn yếu về thể chất, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng đầy đủ nên nếu bị ngộ độc thực phẩm thì hậu quả sẽ rất lớn. Ý thức được điều này, việc đảm bảo an toàn thực phẩm được các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đặt lên hàng đầu, chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện tốt các quy định như chọn đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín, quy trình bếp ăn một chiều, lưu mẫu thức ăn trong 24 giờ. Đội ngũ nhân viên nhà bếp được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và được khám sức khỏe định kỳ. Các trường học cũng đưa kiến thức về dinh dưỡng lồng ghép tuyên truyền cho các bậc phụ huynh để họ cùng có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của trẻ.


Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Ưng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non 1/6 – Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình: "Nhà trường ký cam kết với đơn vị thực phẩm đảm bảo an toàn, không nhập hàng lẻ mà nhập từ tổng công ty. Hằng ngày có bộ phận giám sát quy trình giao nhận, đảm bảo chỉ nhận những thực phẩm chất lượng."  


Cô giáo Dương Thị Hạnh, Hiệu trưởng trường mầm non Trần Lãm, thành phố Thái Bình: 

"Nhà trường thường xuyên thay đổi thực đơn để trong 1 tuần tất cả các bữa ăn của các con không bị lặp lại. Tính khẩu phần ăn cho các con trên phần mềm dinh dưỡng toàn quốc. Hàng tháng nhà trường phối hợp với phụ huynh, y tế phường cũng như Ban thanh tra nhân dân của phường kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP nên các con luôn được đảm bảo an toàn, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm." 

Hiện toàn tỉnh có 100% số trường mầm non và nhóm lớp tổ chức ăn bán trú nề nếp. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học, 100%  số trẻ suy dinh dưỡng được nuôi ăn phục hồi dinh dưỡng. Nhiều năm nay không có ngộ độc thực phẩm tập thể tại bậc học này. 

Đặc biệt, ngành Giáo dục cũng đang khuyến khích các nhà trường có khuôn viên rộng phát triển mô hình vườn rau, ao cá, vừa là môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm, vừa cung cấp thực phẩm sạch cho các em.  

Hà My

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...