Sớm thực hiện miễn học phí Trung học cơ sở

Thứ 7, 13/08/2022 | 00:00:00
531 lượt xem

2021-2022 là năm học thứ hai ngành Giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành. Những khó khăn này được chia sẻ tại hội nghị kết thúc năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với 64 điểm cầu trên cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự hội nghị.

Năm học 2021-2022 lần đầu tiên khai giảng năm học phải tổ chức theo hình thức trực tuyến. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước.

Ông Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Là năm chất lượng bị đe dọa nghiêm trọng, trong điều kiện thiếu thốn nhiều bề nhưng với định hướng kiên trì mục tiêu toàn ngành đạt mục tiêu vượt qua được thử thách ứng phó với dịch và hoàn thành cơ bản yêu cầu của năm học và tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới. 


Phát biểu tại hội nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ về khó khăn của ngành giáo dục khi không tự chủ được về các điều kiện đảm bảo cho giáo dục như điều kiện cơ sở vật chất hay biên chế giáo viên. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Bộ cần chủ động hơn trong công tác chuyên môn, trong đó, triển khai nhanh việc bù lại kiến thức còn thiếu cho học sinh khi phải học online. Rà soát chặt chẽ việc tổ chức dạy thêm, học thêm biến tướng hay đóng góp theo hình thức tự nguyện bắt buộc và phân bổ tuyển dụng biên chế giáo viên mới phải đúng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần sớm hoàn chỉnh Nghị quyết thực hiện nghị định của Chính phủ về miễn học phí cho học sinh THCS. Tuy nhiên sẽ thực hiện theo phương châm phải tính đúng, tính đủ cho các cơ sở giáo dục để không ảnh hưởng tới chất lượng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Phần gia đình học sinh phải đóng ở phổ thông theo hướng không tăng và thực hiện giảm và miễn, tinh thần là địa phương và tỉnh chưa có Trung ương hỗ trợ, nếu mà giảm học phí để cha mẹ không đóng miễn giảm thì ngân sách phải bù vào chứ không các trường lấy đâu ra mà chi tiêu


Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, giáo dục là quá trình liên tục và có nhiều đầu việc phải làm. Tinh thần chung là bám sát Nghị quyết 29 để đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Thực hiện làm sao cho thực chất việc dạy và học để phát triển cho học sinh cả Đức - Trí - Thể - Mỹ./.

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...