Bánh Nghệ xã Nam Chính huyện Tiền Hải

Thứ 6, 27/05/2022 | 00:00:00
2,864 lượt xem

Nhắc đến đặc sản của huyện Tiền Hải thì người ta sẽ không thể nào bỏ qua được cái tên bánh Nghệ. Và chỉ có ở khu nam huyện Tiền Hải thì chúng ta mới có thể tìm thấy được loại bánh đặc biệt này. Thứ quà quê dân dã khiến ai đã từng một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.

Bánh nghệ không chỉ hợp khẩu vị với những người sinh ra ở Tiền Hải như chị Phạm Thị Lụa, xã Nam Thịnh mà với anh Trần Quốc Hùng, thành phố Thái Bình, mỗi khi về chợ Nam Thanh, anh Hùng cũng tìm đến hàng bánh nghệ của cô Đỗ Thị Thêu để thưởng thức. Anh Hùng thích bánh nghệ bởi hương vị của nó thoang thoảng hương thơm nồng  của nghệ,vị bùi dẻo của gạo, vị ngậy béo của thịt, mỡ và hành khô. Ăn xong miếng bánh mà dư vị đậm đà ấy như vẫn còn đọng lại nơi đầu lưỡi.



Chị Phạm Thị Lụa - xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải:

"Bánh nghệ dễ ăn, mỗi lần đi chợ Nam Thanh tôi đều tìm đến bánh nghệ của chị Thêu để mua, bánh nghệ của chị ăn ngon và đảm bảo"






Anh Trần Quốc Hùng – thành phố Thái Bình: 

"Ngày nào đi chợ chúng tôi cũng ăn bánh nghệ của chị Thêu, ai cũng thích ăn. Có lúc người mua đứng vòng trong, vòng ngoài, bán không xuể





Bánh nghệ là món ăn được bán nhiều nhất ở chợ Nam Thanh và chợ Nam Trung, huyện Tiền Hải. Dù nguyên liệu dễ chế biến món bán này rất đơn giản bằng gạo tẻ, thịt lợn, hành, hạt tiêu và củ nghệ nhưng không mấy ai tự làm được. Mà chỉ có đến các phiên chợ quê mới mua được. Vì thế mà không như các thức quà khác, bánh nghệ vẫn giữ cho mình một chỗ đứng riêng tại các phiên chợ quê để ai đến, đi vẫn muốn một lần muốn được trở lại. 

Để trả lời câu hỏi tại sao bánh nghệ lại được người dân khu nam huyện Tiền Hải yêu thích, chúng tôi đã về gia đình cô Thêu để tìm hiểu quy trình làm bánh nghệ của gia đình. Quả thực làm bánh nghệ, không đơn giản như một số loại bánh khác, mà phải qua nhiều công đoạn, vì vậy, đòi hỏi người làm bánh ngoài đức tính cần cù, chịu khó, phải luôn có sự sáng tạo, chú tâm vào công việc. Để tạo nên vị ngon của chiếc bánh đó chính là cách chế biến kỹ càng từ khâu làm bột bánh.



Cô Đỗ Thị Thêu- xã Nam Chính, huyện Tiền Hải:

"Làm bánh nghệ, không đơn giản như một số loại bánh khác, mà phải qua nhiều công đoạn, vì vậy, đòi hỏi người làm bánh ngoài đức tính cần cù, chịu khó, phải luôn có sự sáng tạo, chú tâm vào công việc. Bởi làm bánh nghệ còn phụ thuộc cả vào thời tiết, hôm nào trời hanh khô, nếu không cho thêm chút nước bánh cũng sẽ bị khô, không có độ mềm, dẻo. Nếu không để tâm hoàn toàn vào công việc, sẽ không ra được tấm bánh ngon như ý.


Khi chín, bánh nghệ có hình dáng, màu sắc giống như như kén tơ tằm vàng óng. Thưởng thức bánh nghệ ngon nhất là khi còn nóng bởi lúc này bánh vẫn còn độ mềm và giữ được độ thơm của nghệ, ăn lại không bị ngán. Người dân Tiền hải truyền tai, ăn bánh nghệ kích thích tiêu hóa, nhờ có tinh chất của của nghệ còn giúp làm đẹp da và tốt cho phụ nữ sau sinh.



Ông Nguyễn Văn Ký - xã Nam Chính, huyện Tiền Hải:

"Củ nghệ được coi là một vị thuốc chống viêm, giải độc, làm đẹp da, phòng bệnh sản và thừa cân cho phụ nữ sau sinh, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Bánh nghệ chính là kết tinh sự sáng tạo, kinh nghiệm chữa bệnh dân gian của người xưa với những món ăn dân giã hàng ngày."



Không như các thức quà khác, bánh nghệ vẫn giữ nguyên cho mình một chỗ đứng tại các phiên chợ quê. Đặc biệt là vẫn giữ được nét đẹp hương vị thơm ngon của của người Thái Bình. Tìm về bánh nghệ chính là tìm về nguồn cội, tìm về sự ấm áp, yêu thương, về ký ức tuổi thơ êm đềm trong tình yêu thương vô bờ bến của bà, của mẹ của hương đồng, gió nội, nơi góc chợ quê yên ả, thanh bình.

Lan Anh

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...