Những kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Irkutsk

Thứ 4, 19/05/2021 | 09:59:36
2,058 lượt xem

Trong lời khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định Đại hội lần này là đại hội xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. Đó là hai nhiệm vụ song hành được Đảng và Bác Hồ đề ra.

Đáng chú ý là trước Đại hội Đảng vài năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có hai lần đến thăm thành phố I-rờ-cút, một điển hình về phát triển kinh tế của Liên Xô. Điều này cho thấy Người đã dành sự quan tâm đặc biệt đến thành phố này khi tìm hiểu về những kinh nghiệm thực tiễn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.Và trong chuyến thăm năm ấy, Người đã để lại những kỷ niệm khó phai mờ trong lòng những người dân Nga hồn hậu. Nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2021), hãy cùng ngược dòng quá khứ, tìm về thành phố vùng Đông Xi-bê-ri, thuộc Liên bang Nga ngày nay, để cùng tìm hiểu về những kỷ niệm của Bác cách đây hơn 60 năm.

Đây là những bài báo viết về hai chuyến thăm Irkutsk của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1955 và năm 1957 trên tờ “Sự thật Đông Siberia”, báo “Thanh niên Xô viết”. Từ đây, có thể thấy Irkutsk – thủ phủ vùng Đông Siberia của nước Nga là nơi có nhiều kỷ niệm và ký ức với Bác Hồ.

Khi đó, đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đẫu đi thăm làng Khomutovo ở ngoại ô Irkutsk, khi đó là nông trang “Con đường Stalin”. Ngôi nhà gỗ số 21 với cửa sổ xanh da trời là ngôi nhà kỉ niệm mà Bác đã ghé thăm khi đi thăm làng Khomutovo.


Ông Nguyễn Quang Dương - Chủ tịch Hội người Việt thành phố Irkutsk: “Trong Chiến tranh Thế giới thứ II đây là làng cung cấp rất nhiều nông sản, thực phẩm cho chiến trường … chính vì vậy năm 1955 Bác Hồ đã được chính quyền đưa đi thăm nông trang điển hình của họ”.


Trong chuyến thăm đặc biệt của Bác, có mẹ của bà Vera Pavlovna đã tham gia tiếp đón Người. Bà Vera Pavlovna năm nay 76 tuổi. Khi Bác đến thăm bà mới chỉ là thiếu nhi học lớp 3 hay lớp 4. 

Bà Vera Pavlovna: “Khi Bác đến rất đông người đã vây lấy Bác, cả trường đều ở đó. Thiếu nhi chúng tôi đều đeo khăn quàng đỏ, hân hoan. Bác đến và ôm hôn từng học sinh chúng tôi. Bác người nhỏ và có chòm râu dài. Chúng tôi đã đeo khăn quàng đỏ cho Bác. Khi đó Bác là lãnh tụ của Việt Nam, mà với Việt Nam chúng ta có tình bạn thắm thiết vì thế Bác là vị khách rất quí của chúng tôi. Cả ngày hôm đó tôi không thể quên được khuôn mặt Bác”

Số 8 phố Lenin, ngay tại trung tâm thành phố I-rờ-kút là Đại học Ngữ văn, Ngoại ngữ và Truyền thông trực thuộc Đại học tổng hợp quốc gia Irkutsk. Nơi đây năm 1969, sau khi Bắc Hồ mất, trường đã đổi tên là Đại học Ngoại ngữ mang tên Hồ Chí Minh. 

Ông Nguyễn Quang Dương - Chủ tịch Hội người Việt thành phố Irkutsk: “Chủ tịch Hồ Chí Mình đã đến thăm thành phố Irkutsk và đến nói chuyện, giao tiếp với giáo viên và sinh viên Trường. Người đã được hoan nghênh nhiệt liệt vì lúc đầu Người nói bằng tiếng Nga, sau nói bằng tiếng Pháp. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất năm 1969, Đại học Ngoại ngữ đã đề nghị phía Việt Nam và phía Nga cho trường mang tên Hồ Chí Minh. Trường đã tiếp nhận và giúp đào tạo cho Việt Nam hàng nghìn giáo viên tiếng Nga. Hàng trăm giao viên của trường cũng đã sang Việt Nam giảng dạy...”.

Một trong những địa điểm khác mà Bác đã đặt chân đến là nhà máy thủy điện Irkutsk trên sông Anraga. Đây là mà máy thủy điện lớn đầu tiên tại vùng Siberia và cũng là nhà máy tủy điện đầu tiên được xây dựng trên sông Angara.

Ông Sergey Levchenko, Bí thư Thứ nhất Đảng bộ Đảng Cộng sản LB Nga tỉnh Irkutsk: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến đâu cũng được chào đón nồng nhiệt. Vì chúng tôi biết vai trò tò lớn của Hồ Chính Minh trong việc lập ra nhà nước Việt Nam ở Đông Nam Á cũng như những ảnh hưởng của người. Nước các bạn vẫn đang tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp. Chúng tôi rất vui mừng trước những thành công của các bạn trong 10 năm vừa qua về kinh tế xã hội, một trong những kết quả tốt nhất trên thế giới”


Dẫu Người đã đi xa, nhưng những kỷ niệm về Người vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim người dân Irkutsk và cả nước Nga.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...