Nỗi đau da cam còn dai dẳng

Thứ 4, 04/08/2021 | 00:00:00
1,746 lượt xem

Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau da cam vẫn còn reo rắc những đau khổ cho khoảng 4,8 triệu người bị nhiễm chất độc dacam/dioxin tại Việt Nam, trong đó có trên khoảng 30.000 người bị nghi nhiễm tại Thái Bình. Hàng ngày, hàng giờ, các nạn nhân đang cố gắng quên đi nỗi đau, nén nước mắt trước di chứng da cam ở thế hệ tương lai, song họ không đơn độc.

Ông Thức nằm liệt giường bao lâu nay

Gần 10 năm nay, ông Phạm Minh Thức, thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư chỉ nằm một chỗ. Vốn là một đặc công nước hoạt bát, nhanh nhẹn nhưng giờ đây, mọi hoạt động đều nhờ vào người thân, không nói được, ông thường ứa nước mắt khi gặp lại bạn bè.

Bà Tô Thị Thoa ( vợ ông Phạm Minh Thức)- Thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình:

“Trước kia, vợ chồng lấy nhau sinh hai đứa đầu, các cháu đều bỏ đi, cháu thứ ba thì bãi não, thứ tư giờ lang thang. Gia đình giờ chỉ tập trung động viên, không để ông tủi thân.”


Ông Nguyễn Tiến Lại - Chủ tịch Hội nạn nhân da cam/dioxin thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: 

“Nỗi đau da cam thường không có vết thương nhưng để lại hậu quả lâu dài cho các thế hệ, đồng chí Thức trước đây thường ứa nước mắt khi lo cho thế hệ sau này, khi mình chết đi thì ai trông các con.”


Gia đình ông Nhượng có con bị ảnh hưởng chất độc da cam

Nỗi đau da cam không để vết sẹo trên người của người ông Trịnh Xuân Nhượng, xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư nhưng di chứng để lại rất nặng nề, hiện nay ông đang mắc bệnh ung thư, các con người thì bại não, người bị chứng bệnh tâm thần. Trong khi đó, vợ mắc bệnh dính khớp. Cuộc sống của ông chồng chất khó khăn.

Ông Trịnh Xuân Nhượng - Xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình:

“ Tôi ở tuổi ngoài 70 có chết cũng không sao, chỉ lo cho các con, khi chết ai chăm sóc chúng.”


Gia đình ông Hòa nhốt con bị bệnh ảnh hưởng của chất độc da cam

Cùng hoàn cảnh như ông Nhượng, gia đình ông Nguyễn Văn Hòa, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy heo hắt lo cho thế hệ con và cháu của mình. Vợ chồng ông sinh ba người con, hai đứa con đầu sinh khỏe mạnh, sau 18 tuổi thì phát bệnh tâm thần, còn 1 con gái bị bại não.

Ông Nguyễn Văn Hòa - Xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: 

“Sinh con ra, mong muốn nó đóng góp cho xã hội làm nhiều việc tốt nhưng giờ thế này không biết làm gì. Thả nó ra thì nguy hại cho xã hội.”


Ông Bùi Văn Chức - Chủ tịch Hội nạn nhân da cam/dioxin xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình:

“Con của đồng chí Hòa đi lang thang. Hai vợ chồng sức yếu không thể quản được. Chỉ mong bệnh viện tâm thần giữ lại quản giúp, hỗ trợ gia đình.’


Ông Nguyễn Đức Thắng - Chủ tịch Hội nạn nhân da cam/dioxin huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình:

“Huyện có 4000 nạn nhân trong đó có 611 nạn nhân gián tiếp. Cuộc sống của họ rất thương tâm. Gia đình có con như đồng chí Hòa có đến 22 trường hợp khác, rất thương tâm.”


Nỗi đau da cam thương tâm nhất. Nó khiến cho thế hệ thứ nhất, thậm chí thế hệ thứ hai, thứ ba vẫn còn kế tiếp không nhìn thấy sự hy vọng của tương lai.

Bùi Minh

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...