Khó khăn của người chăn nuôi trong đại dịch Covid-19

Thứ 2, 18/10/2021 | 00:00:00
252 lượt xem

Hiện nay, trong khi giá lợn hơi liên tục giảm mạnh thì giá thức ăn lại không ngừng tăng, điều này đã gây ra nhiều khó khăn, thậm chí là thua lỗ cho người chăn nuôi khi mà giá lợn, giá cám cứ “ngược chiều” nhau. Ghi nhận tại xã Liên Giang, huyện Đông Hưng.

Anh Tường cho vật nuôi ăn hàng ngày

Gia đình anh Nguyễn Đắc Tường, ở thôn Kim Ngọc III, xã Liên Giang đang duy trì nuôi 200 con lợn thịt. Theo anh Tường, giá lợn hơi giảm mạnh, trong khi giá cám công nghiệp lại tăng cao, thời điểm này, mỗi con lợn của gia đình anh nếu xuất bán có thể thua lỗ từ 2 – 2,5 triệu đồng/con. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc vận chuyển, giao thương giữa các tỉnh cũng khó khăn, thương lái ép giá, nên khó khăn lại càng chồng chất khó khăn.

Anh Nguyễn Đắc Tường - thôn Kim Ngọc III, xã Liên Giang, huyện Đông Hưng:

“Người chăn nuôi chúng tôi hiện tại rất là bấp bênh do giá thức ăn chăn nuôi tăng lên rất cao, trong đó giá lợn hơi xuống quá thấp, so với năm ngoái giảm một nửa cho nên người dân chúng tôi thua lỗ nặng. Chúng tôi mong muốn nhà nước sẽ bình ổn giá cám, giá lợn để người chăn nuôi chúng tôi giữ vững ổn định”.


Anh Tường vệ sinh chuồng nuôi hộ gia đình

Xã Liên Giang hiện duy trì khoảng 2 nghìn con lợn (bao gồm lợn của các hộ nuôi theo quy mô trang trại và các hộ dân). Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cũng như giá thành của lợn hơi bấp bênh theo chiều hướng giảm, xã Liên Giang vẫn khuyến khích người chăn nuôi duy trì tổng đàn, tuy nhiên phải chuyển đổi nguồn thức ăn cho vật nuôi, tận dụng các sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương để giảm chi phí, ổn định chăn nuôi.

Anh Phạm Trọng Huy - xã Liên Giang, huyện Đông Hưng:

“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá cám công nghiệp đắt, giá lợn hơi xuống thấp quá nên gia đình tôi đã tận dụng 1 số sản phẩm nông nghiệp như ngô, cám gạo để duy trì đàn lợn nhằm giảm chi phí…”


Ông Huy che chắn chuồng nuôi khi thời tiết trở lạnh

Ông Phạm Tiến Nghệ - Trưởng Ban chăn nuôi thú y xã Liên Giang, huyện Đông Hưng:

“Mong muốn của người chăn nuôi lúc này là giá cám ổn định, kiểm soát, được dịch bệnh Covid-19 để các sản phẩm của người chăn nuôi không chỉ lợn mà còn các loại vật nuôi khác sẽ được bình ổn về giá và đầu ra của sản phẩm, từ đó giảm bớt khó khăn, duy trì ổn định cuộc sống người dân.”


Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế, trong đó có ngành chăn nuôi. Chưa bao giờ người chăn nuôi ở huyện Đông Hưng phải đối mặt với nhiều khó khăn như vậy: khi mà giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nhưng giá sản phẩm bán ra thì giảm mạnh và đầu ra vô cùng khó khăn… vậy giải pháp nào để giúp ngành chăn nuôi vượt qua Covid-19, câu hỏi này xin được chuyển tới các ngành chức năng các cấp xem xét giúp đỡ người chăn nuôi nói riêng, ngành chăn nuôi nói chung.

CTV Tô Phượng

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...