Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm trước, trong và sau mùa mưa bão

Thứ 4, 11/07/2018 | 17:24:32
1,351 lượt xem

Trong một vài năm gần đây nước ta đã hứng chịu nhiều đợt mưa bão lớn đã gây thiệt hại nhiều cho người chăn nuôi và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm tránh thiệt hại do mưa bão gây ra, Thaibinhtv.vn hướng dẫn một số biện pháp giúp người chăn nuôi chủ động trong mùa mưa bão.

1. Trước mùa mưa bão

Kiểm tra và chằng chống chuồng trại để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, lũ. Chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có bão.

Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm. Chặt bớt những cành cây to trên mái chuồng để tránh cây bị đổ làm hỏng mái chuồng.

Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt cần phải tôn cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ lụt, làm sàn kê cao, làm rèm che chắn, tránh mưa tạt, gió lùa.

Khu chứa chất thải cần bố trí xa chuồng nuôi, khu sinh hoạt, nguồn nước, cuối hướng gió và ở vị trí thấp để hạn chế ô nhiễm môi trường khi có mưa to hặc ngập úng.

Những ngày mưa bão lớn thường hay bị mất điện nên người chăn nuôi thường chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, bếp trấu, củi…để giữ ấm.

Chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi cụ thể; Đối với trâu bò cần dự trữ thức ăn xanh, cỏ khô, thân cây ngô, thân cây lạc, đậu tương. Nên tiến hành thu gom rơm thành đống, che kín để tránh mưa ướt hoặc ủ rơm với ure để nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng tỷ lệ tiêu hóa. Đối với lợn, gia cầm dự trữ thức ăn tinh (ngô, sắn…). Thức ăn dự trữ cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, kém chất lượng

Đối với những gia đình có đàn gia súc, gia cầm đến tuổi xuất bán thì nên xuất bán để hạn chế khả năng rủi ro do bão lụt.

Thực hiện triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để nâng cao sức khỏe và khả năng đề kháng của đàn gia súc, gia cầm. Và tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo đúng quy định của cơ quan thú y.

2. Trong và sau mưa bão

Thường xuyên kiểm tra chuồng trại để khắc phục những chỗ mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi. Kiểm tra cống rãnh thoát nước, nếu bị tắc phải khơi thông ngay không để nước mưa chảy vào chuồng.

Cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tuyệt đối không cho ăn thức ăn đã bị ẩm, mốc, hay ôi, thiu. Cho uống nước sạch có thể sử dụng nước máy hoặc nước sông đã được khử trùng bằng các loại hóa chất như chloramin – B, T, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi. Phun hóa chất khử trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi để phát hiện sớm những con ốm cách ly kịp thời và có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu có dịch bệnh xẩy ra thì phải khai báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y để có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan dịch bệnh ra diện rộng.

 

 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...