Cần nhân rộng mô hình trồng rau an toàn

Thứ 4, 13/12/2017 | 09:31:29
335 lượt xem

​Ông bà ta có câu " Ăn không rau như đau không thuốc". Tuy nhiên hiện nay tình trạng thực phẩm bẩn, trong đó có rau đang là nỗi lo thường trực của nhiều người. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, rất cần xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng rau an toàn ở các địa phương trong tỉnh, không để diễn ra tình trạng “lợn hai chuồng, rau hai luống” như hiện nay

Gia đình bà Nguyễn Thị Lan, xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình dành 5 sào đất trong tổng số 2ha của gia đình để xây dựng nhà lưới trồng rau. Mùa nào thức ấy, bà Lan trồng quanh năm để cung cấp rau cho người dân thành phố. Bà Lan mạnh dạn đầu tư hệ thống trồng rau thủy canh, vừa tiết kiệm diện tích, vừa đẩy nhanh thời gian cho thu hoạch. Theo bà Lan, chi phí ban đầu bỏ ra đầu tư hệ thống nhà lưới và trồng thủy canh lên đến cả tỷ đồng nhưng bù lại tuổi thọ công trình dài.

 Bà Nguyễn Thị Lan - Xã Vũ Chính, Thành Phố Thái Bình: xây dựng nhà lưới và hệ thống để trồng rau chi phí bỏ ra nhiều hơn so với phương pháp trồng rau thông thường, mái che sử dụng trên 7 năm và khung nhà trên 15 năm. Rau trồng bằng phương pháp thủy canh thời gian thu hoạch cũng được rút ngắn khoảng 1/3 so với trồng bằng đất.

Điều quan trọng là rau trồng thủy canh kiểu này không bị ảnh hưởng thời tiết bất lợi bên ngoài nên năng suất cao, kiểm soát được dịch bệnh và tiêu chuẩn chất lượng. Không chỉ trồng rau thủy canh, bà Lan trồng rau bằng đất trong nhà lưới, sử dụng phân bón vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học cho cây trồng.

 Ông Nguyễn Văn Nghiễm - Trung tâm khuyến nông Thái Bình: Mô hình trồng rau an toàn như gia đình bà Lan có thể nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của người dân.

Tuy nhiên điều băn khoăn của các hộ trồng rau an toàn hiện nay là đầu ra cho sản phẩm. Bởi giá thành rau an toàn thường cao hơn từ 20-25%, hình thức không đẹp bằng nên khó cạnh tranh với rau thường. Theo bà Lan, nhiều lúc không tiêu thụ hết phải bán giá rẻ cho các bếp ăn ở khu công nghiệp, lỗ nhưng vẫn phải bán.

Để mở rộng các mô hình này, tỉnh, huyện cần có cơ chế hỗ trợ những người sản xuất rau an toàn và xây dựng thương hiệu để người tiêu dùng có cơ sở phân biệt rau qủa an toàn với các loại rau giá rẻ bán tràn lan trên thị trường. Phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Bình sẽ có 25% diện tích rau an toàn như Đề án “Xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi” của UBND tỉnh đã đề ra.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...