Chuẩn bị nguồn cung hàng hóa cho dịp cuối năm

Thứ 6, 15/11/2019 | 19:38:22
361 lượt xem

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Như mọi năm, nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ cho Tết được các Bộ ngành lên kế hoạch để đảm bảo cân đối cung cầu, không để xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá.

Năm nay, một mặt hàng thiết yếu có nhu cầu sử dụng cao trong dịp cuối năm được chuẩn bị nhiều giải pháp để đảm  bảo và hạn chế nguồn cung thiếu hụt  đó là thịt lợn.Chủ động từ đơn vị cung cấp cho tới khâu phân phối, nhiều năm nay đơn vị này luôn đảm ảo an toàn nguồn cung thực phẩm thiết yếu phục vụ cuối năm và dịp Tết. Năm nay, họ chuẩn bị rất kỹ cho nguồn cung thịt lợn, bởi rất có thể sẽ xảy ra hiện tượng thiếu hàng.

Ông Nguyễn Tiến Vượng -  Phó TGĐ Tổng công ty Thương mại Hà Nội:

Hapro cũng đã chủ động chỉ đạo các công ty thành  viên ký hợp đồng và đặt cọc tiền sớm các cơ sở sản xuất đối với thịt lợn để có thể đáp ứng được đủ số lượng theo yêu cầu của mình. Thứ 2 là tăng lượng, đặt sản phẩm thực phẩm chế biến khác. Đặc biệt là đối với sản phẩm thịt gà chúng tôi cũng đã tăng với một số cơ sở khác để tăng nguồn cung ứng thực phẩm thay thế cho thịt lợn.” 

Năm nay, Hà Nội đã chuẩn bị nguồn hàng dự trữ cho bình ổn dịp Tết nguyên đán khoảng 31.200 tỷ đồng cho những mặt hàng thiết yếu và có nhu cầu sử dụng cao. Theo đánh giá, trong tháng thường thì Hà Nội thiếu khoảng 4.000 tấn, trong tháng Tết có thể thiếu đến 8.000 tấn thịt lợn. Sở Công Thương đã xây dựng một kịch bản để ứng phó với việc này.

Bà Nguyễn Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội:

Chúng tôi chủ động với những tỉnh, thành phố có nguồn cung thịt lợn  mà bị ảnh hưởng ít trong dịch tả lợn châu Phi để cho các doanh nghiệp chủ động kết hợp với nhau. Thứ 3 là chúng tôi cũng làm việc trực tiếp với hệ thống Coop mart để đưa những sản phẩm hàng hóa, kể cả thịt lợn và những mặt hàng chế biến thủy sản để đưa về phục vụ cho bà con trong dịp Tết."

Theo Bộ NN và phát triển nông thôn, về mặt lý thuyết, mặt hàng thịt lợn được dự báo sẽ thiếu khoảng 8,2%. Tuy nhiên, Bộ đã chủ trì và đưa ra một loạt các giải pháp phát triển các nhóm thực phẩm khác để bù cho nguồn cung thiếu hụt của mặt hàng thịt lợn.

Ông Lê Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN và Phát triển Nông thôn

Chúng ta phải tập trung các nhóm giải pháp chung tập thể chứ không cứ gì một giải pháp. Một là chúng ta đã có chủ trương ngay từ đầu năm tăng đàn gia cầm, đến giờ phút này tăng 12%, đây là khối lượng lớn, vì tổng đàn gia cầm chúng ta là hơn 1 triệu tấn sản lượng. Thứ 2 là đẩy nhanh hơn tăng các nhóm thực phẩm khác, ví dụ như đại gia súc tăng 42%, thủy sản năm nay chưa  bao giờ được mùa như vậy, tổng sản lượng 8 triệu tấn.”

Bộ Công Thương dự báo diễn biến thị trường năm 2019 về cơ bản giữ được ổn định, cung cầu hàng hóa thiết yếu được đảm bảo. Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương sẽ tập trung kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối cung cầu, góp phần bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...