Áp lực với lãi suất cho vay - Giải pháp bình ổn

Thứ 6, 07/10/2022 | 15:46:23
413 lượt xem

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành lên 1%, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng lãi suất huy động. Động thái này kéo theo lo ngại lãi suất cho vay sẽ tăng. Giải pháp nào để bình ổn lãi suất cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất từ nay đến cuối năm.

7,5% 1 năm.

7,7% 1 năm.

Thậm chí là 8,8% 1 năm.

Lãi suất tiền gửi vào ngân hàng liên tục tăng nóng trong thời gian gần đây. Tăng lãi suất đầu vào, về lý thuyết sẽ khiến lãi suất đầu ra tăng theo. Thế nhưng, trong chỉ thị 15 mới đây, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh tới việc phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, thậm chí, nghiên cứu giảm lãi suất ở 1 số lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. 

Mỗi ngân hàng có những chiến lược khác nhau để bình ổn lãi suất cho vay.

Ông Trần Anh Việt - Phó Giám đốc khu vực thành phố Hà Nội, Ngân hàng Sacombank: Số hóa các sản phẩm dịch vụ, thu hút nhiều nguồn vốn có giá thành tốt hơn trong giai đoạn hiện nay, để đưa ra mức lãi suất vay phù hợp chung với thị trường hiện nay, giúp khách hàng có giá thành từ phía ngân hàng phù hợp.
Bà Phùng Nguyễn Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc, Ngân hàng Vietcombank: Triển khai đồng loạt các giải pháp hỗ trợ bình ổn lãi suất cho vay, như tăng cường dịch vụ, tiết giảm chi phí hoạt động, cơ cấu lại nguồn vốn huy động vốn, giữ ổn định chung cho những lĩnh vực ưu tiên.

Tăng trần lãi suất điều hành. 

Tăng trần lãi suất tiền gửi. 

Giữ nguyên trần lãi suất cho vay.

Động thái này cũng cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đã tính đến  các mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Chúng tôi có vận động các TCTD rà soát tiết giảm chi phí hoạt động để tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh chính sách tiền tệ, thì vai trò của các chính sách tài khóa là rất quan trọng đối với người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay. 


Ông Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế: Nếu chúng ta giải ngân thúc đẩy đầu tư công tốt hơn nữa, nếu chúng ta thực hiện chương trình phục hồi và phát triển nhanh hơn nữa. Vừa qua chúng ta đã sửa đổi NĐ153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ để DN tạo nguồn lực riêng cho mình.

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành lên 1%, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng lãi suất huy động. Động thái này kéo theo lo ngại lãi suất cho vay sẽ tăng. Giải pháp nào để bình ổn lãi suất cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất từ nay đến cuối năm, mời quý vị cùng theo dõi.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...