Nhiều nhóm hàng hóa vẫn giữ giá cao mặc dù xăng giảm giá

Thứ 6, 05/08/2022 | 00:00:00
884 lượt xem

Dù giá xăng dầu đã giảm mạnh nhiều đợt nhưng giá nhiều loại hàng hóa, thực phẩm sau khi tăng theo giá xăng vẫn gần như không giảm. Các đơn vị bán lẻ thừa nhận có tình trạng "tát nước theo mưa", nhưng tăng rồi khó giảm ngay do nhiều nguyên nhân. Còn các chuyên gia kinh tế cho rằng, phải yêu cầu kê khai giá, dùng biện pháp giáo dục hành chính, kinh tế để kiểm soát giá cả hàng hóa.

Trong khi chờ kết quả đàm phán với nhà cung cấp về việc giảm giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vì giá xăng giảm, hệ thống bán lẻ này đã giữ chân người tiêu dùng bằng cách khuyến mại giảm giá trực tiếp trên mỗi sản phẩm, đặc biệt là đối với nhóm hàng dầu ăn, gạo, thực phẩm.

 Anh Phạm Thế Chiến – Giám đốc Siêu thị Winmart Bà Triệu, Hà Nội

“Áp lực tăng giá. Các nhà sản xuất họ giải thích với chúng tôi rằng giá xăng cũng chỉ là một cái thành tố để cấu thành nên giá thành của sản phẩm. Bên cạnh đó còn là nguyên liệu, sự khan hiếm nguyên liệu, chi phí khác góp phần nên giá thành tăng. Cơ chế điều chỉnh giá xăng cho 2 lần/kỳ cũng góp phần tạo nên độ trễ đó.”


Trong khi các nhà bán lẻ cho rằng đang phụ thuộc và chờ vào động thái của các nhà cung cấp, thì các chuyên gia kinh tế khẳng định hiệu ứng tích cực từ việc giảm giá xăng dầu đối với các mặt hàng tiêu dùng đang rất hạn chế. Không thể chờ đợi sự thương lượng, mà phải dùng biện pháp hành chính.

Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia thị trường

“Lên nhanh, xuống ít, người tiêu dùng thì sốt ruột. Nhưng bản thân  doanh nghiệp cũng có lý do của nó. Rõ ràng cái này chúng ta phải sử dụng các phương pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề này.  Ví dụ động viên các đoàn hội các chợ, các siêu thị phải gương mẫu. Hiệp hội  bán lẻ, Sở Công thương phải vào cuộc. Cái gì cao quá chúng ta yêu cầu kê khai giá, dùng biện pháp hành chính. Phải giáo dục hành chính, kinh tế".



Các chuyên gia cũng cho rằng, về khách quan, về mặt lập pháp, chỉ có một số danh mục mặt hàng trong diện bình ổn giá thì Nhà nước có quyền điều tiết trực tiếp. Một số mặt hàng rất quan trọng thiết yếu khác thường kinh doanh theo cơ chế thị trường và mỗi mặt hàng có cơ cấu cũng như thời gian để điều chỉnh giá tương đối riêng biệt. Tuy nhiên, không có căn cứ nào để tồn tại một nghịch lý tăng giá xăng thì lập tức hàng hóa khác tăng theo, mà khi giảm lại phải có lộ trình.


Ông Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia kinh tế
Các cơ chế để mà điều chỉnh giá lên theo hoạt động rất mạnh. Cũng như tâm lý của người bán đều rất muốn tăng giá, do đó nó tạo ra một cơ chế rất nhanh để tăng giá. Còn khi giảm là về lợi ích cơ hội mà họ mong muốn đạt được, bán theo giá cũ trong khi chi phí thấp, thì đây chính là cơ hội của những nhà kinh doanh. Vì lợi ích này họ tạo ra những lý do. Và trong bối cảnh đó thì rõ ràng các cơ quan chức năng, các cơ quan kiểm tra thị trường, người tiêu dùng phải gia tăng sức ép.

Sản xuất hàng hóa là một chuỗi cung ứng khép kín liên tục. Do đó để thị trường có những đợt giảm giá hàng hóa cần có sự quyết tâm vào cuộc của cơ quan quản lý, tác động giá hàng hóa nguyên liệu sản xuất vốn là một trong những lý do làm giá hàng hóa tăng cao.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...