Nghịch lý điểm ưu tiên xét đại học

Thứ 6, 24/09/2021 | 09:43:34
1,541 lượt xem

29,30 điểm - Những tưởng với ngưỡng đạt đến tuyệt đối thì thí sinh có thể thoải mái đăng ký vào bất cứ ngành nào cũng chắc chắn đỗ. Nhưng thực tế với những gì đang diễn ra trong mùa tuyển sinh đại học năm nay lại cho thấy chưa hẳn đã phải như vậy. Nghịch lý hơn ở chỗ là các thí sinh này không phải trượt vì điểm không cao mà đơn giản vì không có điểm ưu tiên vì thuộc khu vực 3. Cũng vì thế mà việc đỗ hay trượt đại học lúc này không hoàn toàn do thực lực mà là do sinh sống ở đâu.

Với 400 chỉ tiêu vào ngành Y Đa khoa Hà Nội năm nay thì chỉ có vài phần trăm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên mà có thể đỗ. Trong đó, có nhiều em ở khu vực 3 với số điểm bằng hoặc cao hơn so với thí sinh khác nhưng do thua về điểm ưu tiên nên cuộc đua vào ngành này phải dừng lại. Trăn trở làm sao để vừa đảm bảo công bằng cho thí sinh trước thực tế này, cũng như mong muốn tuyển được những thí sinh thực sự có năng lực nên năm nay Đại học Y Hà Nội đã phải bổ sung thêm phương thức xét chứng chỉ. Nhưng cũng chỉ giới hạn ở 10% chỉ tiêu.

GS Nguyễn Hữu Tú – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội

Mở rộng phát triển xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tăng chỉ tiêu để thí sinh có vùng 3 có cơ hội nhiều hơn, sinh viên có năng lực tốt hơn cho việc học tại trường.


Thực tế cho thấy, số thí sinh đạt 30/30 điểm trong kỳ thi năm nay không nhiều, nhưng điểm chuẩn của nhiều ngành lại được đề ra ở ngưỡng đó, và thậm chí là vượt . Nguyên nhân của nghịch lý này nằm chính ở điểm cộng ưu tiên của nhiều thí sinh. Và để lấy 1 suất vào đại học của những ngành hot thì chỉ 0,1 điểm đã quyết định đỗ hay trượt, thì việc có những thí sinh được cộng điểm ưu tiên có thể lên tới 2,75 sẽ tạo ra 1 cuộc cạnh tranh bất bình đẳng với nhiều thí sinh khác. 

GS Nguyễn Đình Đức – Trường Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tỷ lệ ưu tiên 2 điểm dẫn đến giữa 28 và 30, đại học quốc gia Hà Nội đã kiến nghị nên xem xét mức ưu tiên phù hợp hơn những chưa được chấp thuận. Chính sách ưu tiên là phù hợp nhưng mức độ thế nào thì cần cân nhắc cho phù hợp hơn. 


Cần đánh giá lại mức điểm ưu tiên, thậm chí có thể bỏ ở những ngành hot cũng là đề xuất của nhiều chuyên gia. Và có thể sử dụng 1 cách thức ưu tiên khác cho học sinh vùng khó khăn, hay đối tượng chính sách thay vì cộng điểm như hiện nay. 

GS Hoàng Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

Mức độ ưu tiên vùng cao sẽ tạo ra suy nghĩ cho phụ huynh và thí sính, bộ chủ quan sau đợt này có thể trao đổi quyết sách cho phù hợp hơn để đảm bảo công bằng cho thí sinh vùng miền, cũng có thể kéo gần lại mức độ ưu tiên cho thí sinh 


Đề xuất các trường sẽ tuyển bổ sung với những thí sinh đạt điểm cao mà không đỗ đang là giải pháp tình thế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong mùa tuyển sinh nhiều biến động này. Trung tâm khảo thí độc lập, hay tuyển sinh theo nhóm sẽ là giải pháp cho năm tới để tránh nghịch lý điểm cao mà không đỗ đại học. 

Ông Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 

Năm tới Bộ GD -ĐT sẽ có phương án làm sao các trường đại học tăng tự chủ của mình tổ chức phối hợp liên kết với nhau bổ sung vào kỳ thi phổ thông nhưng nhẹ nhàng, thí sinh không phải đi nhiều lần nhưng quan trọng nhất làm gì thi làm không thay đổi nhiều cho xã hội 


Ưu tiên trong tuyển sinh ĐH, CĐ là chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước, do đó việc duy trì là cần thiết. Song, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần có đánh giá, điều chỉnh lại mức điểm cho phù hợp với tình hình thực tế  và cũng để tránh những bất cập như mất bình đẳng quyền lợi trong xét tuyển không đáng có như hiện nay./. 

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...