Nhiều trường tốp trên mở rộng xét tuyển riêng

Thứ 2, 29/03/2021 | 10:30:48
1,465 lượt xem

Thực hiện quyền tự chủ, nhiều trường đại học, đặc biệt là các trường top đầu đã công bố phương án tuyển sinh theo kỳ thi riêng trong năm 2021 bên cạnh việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Việc đa dạng các phương thức xét tuyển, giảm dần phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ giúp trường đảm bảo nguồn tuyển phong phú hơn mà còn tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.

Năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tuyển sinh hơn 11.000 chỉ tiêu, với 132 ngành/chương trình đào tạo. Để tuyển chọn thí sinh phù hợp với từng ngành học, trường sẽ sử dụng 5 phương thức. Xét tuyển thẳng, xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, xét tuyển theo kỳ thi đánh giá năng lực docj tổ chức và các chứng chỉ quốc tế, xét hồ sơ năng lực (kết quả học bậc THPT) và Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định.

 5 phương thức xét tuyển Đại học Quốc gia Hà Nội 

  • Xét tuyển thẳng
  • Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 
  • Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực 
  • Xét hồ sơ năng lực 
  • Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu

GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tái khởi động kỳ thi và dành tỷ lệ phần trăm nhất định cho kỳ thi đánh giá năng lực, tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thì giao cho hội đồng tuyển sinh, từng trường sẽ quy định, theo quy định công bố đề án trên từng trường và của quốc gia. 


Là trường tốp đầu, trong khi độ phân hóa của thi tốt nghiệp không cao nên trường Đại học Ngoại thương cũng chủ động để mở rộng phương thức xét tuyển mới, giảm dần tỷ lệ từ thi THPT. Ngoài 5 phương thức như năm trước năm nay, Đại học Ngoại thương cũng bổ sung thêm phương thức thứ 6 là xét tuyển từ kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

 6 phương thức xét tuyển trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

  • Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho học sinh giỏi 25%
  • Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 28%
  • Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp 7%
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp 30%
  • Xét tuyển thẳng 3% 
  • Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức 7% 

PGS Vũ Thị Hiền – Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Bổ sung thêm 1 phương thức mới dựa trên các kỳ thi đánh giá năng lực, thử nghiệm năm nay để tiến tới hoàn thiện phương thức của nhà trường trong những năm tiếp theo và để ở một mức chỉ tiêu phù hợp. Tăng cường chứng chỉ ngoại ngữ và năng lực quốc tế, mở. Mỗi phương thức có chỉ tiêu rất rõ ràng và thậm chí có chỉ tiêu cho từng đối tượng trong từng phương thức. 


Giảm dần tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng chỉ tiêu từ phương thức mới, đặc biệt xét kết hợp chứng chỉ quốc tế và ngoại ngữ là xu hướng nổi bật của mùa tuyển sinh năm 2021. 

GS Nguyễn Hữu Tú – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội

Ngoài lấy kết quả từ kỳ thi thì điểm mới năm nay chúng tôi xét từ chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, để tăng cường năng lực ngoại ngữ cho các em, đáp ứng xu hướng hội nhập


Hiệu quả từ kỳ đánh giá năng lực của 1 số trường đã xuất hiện xu hướng liên kết để sử dụng kết quả của nhau. Xu hướng này cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích để các trường không bị lãng phí nguồn lực khi tuyển sinh mà thí sinh cũng được hưởng lợi.

PGS Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 

Đẩy mạnh liên kết khuyến khích các trung tâm khảo thí độc lập hợp tác với nhau để xây dựng ngân hàng đề thì thống nhất phương thức và chuẩn mực đề thi thậm chí có thể tổ chức chung đề, chung đợt, chung kết quả nhưng vẫn đảm bảo tự chủ mà không lãng phí nguồn lực mà vẫn đảm bảo thuận lợi cho thí sinh để thí sinh chỉ thi 1 nơi nhưng có thể sử dụng két quả vào nhiều trường


Đồng tình mở rộng phương thức thực hiện tự chủ tuyển sinh là đúng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để tránh sự chênh lệch về chất lượng đầu vào thì cần tiến tới thành lập các trung tâm khảo thí độc lập có sự tương thích về chất lượng. Điều này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến nhưng cần sớm nghiên cứu để đưa vào triển khai./. 

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...