Từ đầu năm 2023 đến nay, Thái Bình ghi nhận trên 500 trẻ mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi. Tay chân miệng có 2 đợt vào đỉnh là từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Số ca mắc trong đợt này đang có dấu hiệu gia tăng.
Theo các bác sĩ, không giống những bệnh khác, trẻ dễ bị sốt li bì thì bệnh nhi mắc tay chân miệng dù sốt cũng thường tỉnh táo, khi trở nặng thì bệnh nhi cũng vẫn giữ trạng thái này, nên nhiều gia đình chủ quan không theo dõi sát. Một khi đã qua giai đoạn vàng để xử trí, bệnh sẽ chuyển biến rất nhanh. Hai dấu hiệu điển hình của trẻ mắc tay chân miệng nặng là không đáp ứng hạ sốt, hay giật mình chới với, hốt hoảng. Bên cạnh đó, nếu thấy trẻ buồn nôn và nôn là dấu hiệu báo động chuyển độ nặng. Hoặc thấy trẻ yếu tay chân là đã vào biến chứng, cần đến bệnh viện ngay. Bệnh nhi mắc tay chân miệng không được điều trị kịp thời, nguy cơ virus xâm nhập vào não, gây viêm não, rất khó điều trị, để lại biến chứng lâu dài.
Hà My
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội...
Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,...
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Bình khu vực huyện Vũ Thư...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...