Cảnh giác trước tình trạng lừa đảo trực tuyến gia tăng

Thứ 7, 08/04/2023 | 00:00:00
996 lượt xem

Theo ghi nhận từ dự án Chống lừa đảo của Cục An toàn thông tin, trong 3 tháng đầu năm nay, phát hiện hơn 3.200 trang web lừa đảo người dùng Việt Nam, chiếm phần lớn là các website lừa đảo tài chính, giả mạo những thương hiệu, nhãn hàng, ngân hàng, thậm chí là cơ quan công an…để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dùng. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, với nhiều thủ đoạn tinh vi nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao, khiến nhiều người sập bẫy.

Nhận được lời nhờ chuyển tiền từ một tài khoản zalo giống tên một người bạn thân, anh Quang đã gọi video để kiểm chứng. Khi nhìn thấy hình ảnh và nghe giọng nói giống với bạn của mình, anh đã chuyển 20 triệu đồng, mà không hề biết, đây là thủ đoạn mới sử dụng công nghệ deepfake, với video làm giả người ngoài đời thực có độ chính xác cao

Anh Đặng Anh Quang – Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đối tượng cũng gọi video call, đúng khuôn mặt đấy luôn nhưng thấy có mỗi cái miệng mấp máy thôi. Mình cứ nghĩ mạng bị lag nên chỉ gọi được vài giây rồi thôi nên mình cũng tin tưởng.


Video giả mạo sẽ càng giống thật khi các đối tượng xấu thu thập được càng nhiều dữ liệu về hình dạng, giọng nói của nạn nhân. Do đó, người dùng cần cảnh giác, nên cân nhắc trước khi đăng tải thông tin, hình ảnh riêng tư, cá nhân trên mạng xã hội, tránh tiếp tay cho kẻ xấu.

Tiến sĩ Đinh Viết Sang– Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo, Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nếu chúng ta đăng tải và video của cá nhân hoặc người thân của mình lên mạng xã hội thì đấy sẽ là nguồn đầu vào để kẻ xấu có thể lợi dụng để tạo ra những video và hình ảnh giả, sau đó quay trở lại đánh lừa chính bản thân mình và gia đình của mình.


Ngoài ra, tấn công phishing (giả mạo) cũng là hình thức được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Những tin nhắn mạo danh ngân hàng, kèm theo đường link dẫn đến website giả mạo, nếu người dùng truy cập và đăng nhập sẽ khiến cho kẻ xấu có được thông tin tài khoản ngân hàng ( tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP) từ đó dễ dàng chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Ông Nguyễn Văn Thứ - Giám đốc Trung tâm giải pháp An ninh mạng, Bkav

Những tin nhắn này gửi cùng mục với tin nhắn thật của ngân hàng, tên miền gần giống với tên web nên người dùng dễ nhầm lẫn. 


Ông Nguyễn Xuân Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia

Các đối tượng sử dụng rất nhiều sms brandname để gửi các thông tin như vậy và các đối tượng hiện tại sinh ra nhiều đường dẫn, những nơi để lừa đảo người dùng mà như NCSC ghi nhận cao điểm hằng ngày có hàng trăm website, đường link được phát hiện. 


Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh trở thành nạn nhân của kẻ lừa đảo, người dùng cần bình tĩnh, xác minh từ nhiều nguồn thông tin, tuyệt đối không click vào các đường link lạ. Có thể xác định nguồn tin chính thống trên môi trường mạng thông qua tem chứng nhận tín nhiệm mạng của Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia hoặc hệ thống tra cứu tên miền miễn phí ( gồm tổng đài 156 và trang tracuutenmien.gov.vn). 

Nếu thường xuyên nhận được các cuộc gọi đe doạ, mạo danh cơ quan cảnh sát điều tra, nhân viên ngân hàng,.. người dân cần hẹn làm việc trực tiếp.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...