Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Thứ 7, 28/09/2019 | 15:17:19
832 lượt xem

Mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”. Lần đầu tiên Đảng xác định công tác cán bộ là một loại quyền lực cần được kiểm soát và các hành vi chạy chức, chạy quyền gắn liền với công tác cán bộ được Đảng điểm danh trong quy định của Bộ Chính trị.

Quy định mới ban hành đã được dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao bởi đã đi trúng vào những vấn đề nhức nhối nhất trong công tác cán bộ tồn tại suốt thời gian qua.

Trong thời gian qua, báo chí đã từng phản ánh câu chuyện tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, Phó bí thư thường trực Huyện ủy có em trai làm Phó chi cục trưởng Chi cục thuế huyện, có con trai làm Trưởng phòng Tài chính huyện, có con dâu là Phó giám đốc BHXH huyện, có con gái là chuyên viên phòng nội vụ huyện...tất cả các trường hợp này đều được giải thích là bổ nhiệm đúng quy trình. Hay tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 3 anh em ruột cùng nằm trong Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy

Để tránh những trường hợp tương tự, trong quy định Bộ Chính trị  mới ban hành nêu rõ không bố trí những người có quan hệ gia đình cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan. 


Ông Nguyễn Túc - Chủ nhiệm hội đồng tư vấn về văn hóa - xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Quy định 205 hầu như nhân dân, cán bộ hoan nghênh, báo động rằng thời cơ chạy chức chạy quyền không còn nữa và ngăn chặn tình trạng này sẽ thực hiện được. Ra Nghị quyết này là hết sức cần thiết, có muộn còn hơn không, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, đó mới là quan trọng để ngăn chặn và đặc biệt trước đại hội Đảng bộ, dịp để cấp ủy Đảng căn cứ để giám sát, phát hiện, ngăn chặn thói hư tật xấu phổ biến hiện nay


Nhận xét về quy định này, nhiều chuyên gia cho rằng quy định 205 rất hay, cụ thể và chi tiết. Lần đầu tiên vấn đề kiểm soát quyền lực chính thức được Bộ Chính trị ban hành và cũng là lần đầu tiên một quy định đã chỉ rõ, cụ thể các hành vi chạy chức, chạy quyền, hành vi bao che, dung túng, tiếp tay... 

Ông Nguyễn Viết Chức - Ủy viên Ủy ban TW MTTQ Việt Nam: Đảng ta đã nhận diện ra một số khuyết tật những bệnh tật còn trong tổ chức mình và kiên quyết có những biện pháp mạnh, loại trừ ra khỏi bộ máy ngay từ ban đầu, quy định này đi vào cuộc sống, ủng hộ của nhân dân là vì thế...



 Để quy định trên đi vào thực tế, bên cạnh những điều như quy định của Đảng thì phải thực hiện nghiêm nguyên tắc: dân chủ - công khai - minh bạch. Không chỉ cán bộ, đảng viên mà người dân cũng cần được biết về công tác cán bộ. Công tác cán bộ cần phải công khai để dân cùng biết, cùng bàn, cùng giám sát, kiểm tra...


PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa 13: Chúng ta nên công bố danh sách 200 đồng chí sẽ ứng cử vì Đại hội sắp đến rồi, công bố để nhân dân còn biết mà giám sát, phát hiện từ đó thực thi quy định 205 một cách tốt hơn...

Việc ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ đã đáp ứng yêu cầu bức thiết sau những vấn đề xảy ra vừa qua trong công tác quản lý cán bộ lãnh đạo, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, đồng thời khẳng định quyết tâm cao của Đảng trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những góc tối.

 Dù đây là công việc hết sức khó khăn tuy nhiên, Quy định mới này của Bộ Chính trị sẽ khiến những người định chạy chức, chạy quyền phải thêm suy nghĩ.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...