Cỗ máy in chữ trên gỗ - sáng kiến độc đáo của học sinh cấp 2

Thứ 6, 25/12/2020 | 00:00:00
1,064 lượt xem

Chỉ mới 14 tuổi, thế nhưng 2 cậu học trò của Trường TH&THCS An Châu huyện Đông Hưng đã chế tạo thành công cỗ máy in chữ trên gỗ. Sáng kiến độc đáo này giúp 2 em đạt Giải nhất trong cuộc thi Khoa học kĩ thuật Cấp tỉnh khối các trường phổ thông của Ngành Giáo dục Thái Bình năm học 2020-2021.


Từ thực tế gia đình có 1 xưởng in Logo trên các sản phẩm gỗ cho 1 công ty Nhật Bản, em học sinh Nguyễn Văn Minh nhận thấy những hạn chế khi bố mẹ sử dụng cỗ máy in cũ. Kết hợp với niềm đam mê với công nghệ và sự kiên trì, nỗ lực học tập, Minh đã cùng với Dũng- bạn học cùng lớp nghiên cứu thành công cỗ máy in chữ trên gỗ với những cải tiến, những ưu điểm đặc biệt.

Em Nguyễn Văn Minh - Trường TH&THCS An Châu huyện Đông Hưng:

"Ở máy cũ mặc dù các thao tác là thủ công nhưng khi in vẫn bị sai sót, chữ bị lệch hoặc đậm nhạt không đều màu nên chúng em đã sáng chế ra dây chuyền này. Cỗ máy mới này in hoàn toàn đủ nét, in chữ rõ ràng và không bị lệch".


Để sáng chế thành công cỗ máy này, 2 cậu trò nhỏ đã kết hợp hài hoà kiến thức của nhiều môn học… Để lắp được bảng mạch điện cần sử dụng kiến thức của môn Công nghệ và môn Vật Lý, ứng dụng môn Tin học để vẽ các chi tiết máy trên phần mềm 3D. Đồng hành và hướng dẫn 2 em là người thầy giáo tâm huyết.

Thầy giáo Khương Công Điền - Trường TH&THCS An Châu huyện Đông Hưng: 

"Bản thân tôi là giáo viên THCS , mà để chế tạo ra máy thì cần những kiến thức cao hơn nên tôi cũng phải tự tìm tòi các kiến thức tài liệu trên mạng để cùng làm và hướng dẫn cho học sinh ứng dụng vào sản phẩm.Ví dụ như lập trình QNC cũng có nhiều dạng, mình phải chọn dạng phù hợp để các em tiếp cận được 1 cách đơn giản nhất. Mỗi học sinh có 1 ưu điểm riêng, mình sẽ định hướng cho các em theo sản phẩm đó, cần khuyến khích và tìm ra điểm mạnh của mỗi em".


Cô giáo Nghiêm Thu Hương, Hiệu trưởng Trường TH&THCS An Châu huyện Đông Hưng:

"Chúng tôi luôn quan niệm “Thầy muốn trò sáng tạo khoa học tốt ở bất kì lĩnh vực nào thì trước hết thầy phải là người am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời cùng đồng hành sáng tạo cùng các em và chính thầy cô là những người khơi gợi nguồn cảm hứng tốt nhất cho học sinh”.


Cỗ máy in tự động này giúp cho việc in chữ trên Gỗ được đạt nhiều ưu điểm: Sản phẩm sau khi in đẹp hơn, thời gian in nhanh gấp 4 lần so với thao tác thủ công. Thời gian tới, 2 em học sinh này sẽ tiếp tục có kế hoạch nghiên cứu nâng cấp máy, để cỗ máy in được nhỏ gọn hơn, thời gian in nhanh hơn và thao tác máy có thể điều khiển được qua màn hình HDMI cảm ứng.

Ngọc Anh

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...