Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể không gây ra bất kì triệu trứng gì, nếu có, các triệu chứng có thể rất khó nhận thấy, nhất là ở giai đoạn sớm.
“Nó không phải là cái gì đó như ung thư. Tôi cứ nghĩ mình chỉ cần giảm ăn đường”.
Giờ đây, bà thừa nhận mình đã sai lầm. Căn bệnh đã lấy đi của bà công việc và cả cuộc sống độc lập.
Hai năm trước, bà đã phải cắt cụt chân trái dưới gối do các biến chứng của bệnh. Thị lực của bà giảm sút và có nguy cơ bị mù.
Với bất cứ ai nghĩ rằng tiểu đường tuýp 2 là một bệnh do lối sống – một thể bệnh ít nguy hiểm hơn tiểu đường tuýp 1 cần tiêm insulin hằng ngày – thì câu chuyện của Jo là một bài học đáng giá.
Với tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng phát triển nhanh chóng và rõ ràng hơn, nhưng với tiểu đường tuýp 2, các dấu hiệu khó thấy hơn nhiều.
Nếu ai đó bình thường chỉ uống 3 hoặc 4 cốc trà/ngày, họ có thể thấy bắt đầu phải uống cốc thứ 5. Tuy nhiên, bạn có thể để ý thấy lượng nước uống vào tăng lên đáng kể.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể không gây ra bất kì triệu trứng gì, vì thế, nếu bạn có nhiều yếu tố nguy cơ như: gia đình có người bị bệnh, trên 40 tuổi, hoặc có số đo vòng eo trên 80cm đối với nữ (trên 94cm đối với nam) thì bạn nên đi kiểm tra.
Nếu có, các triệu chứng có thể rất khó nhận thấy, nhất là ở giai đoạn sớm. Dưới đây là những dấu hiệu bất ngờ của bệnh tiểu đường tuýp 2:
Nhiễm trùng
Nhiễm nấm men, hay nhiệt miệng, không đáp ứng với điều trị thuốc hoặc tái diễn thường xuyên có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Đơn giản là vì nếu bạn bị tiểu đường, bạn sẽ thải ra nhiều đường và cung cấp môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Trên thực tế, người bệnh tiểu đường cũng dễ bị các nhiễm trùng như nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng tai và họng hơn.
Mắt nhìn tinh hơn
Nhìn mờ là một triệu chứng hay gặp của bệnh tiểu đường. Đó là vì lượng đường thừa trong máu cũng dẫn đến ứ dịch, khiến thủy tinh thể trong mắt bị sưng lên. Trong khi điều này gây giảm thị lực ở nhiều người, thì một số lại thấy vấn đề ở mắt, như cận hoặc viễn thị, được điều chỉnh tạm thời, tùy theo lượng dịch ứ đọng trong thủy tinh thể.
Ngủ ngáy
Một nửa số người bị tiểu đường tuýp 2 cũng có rối loạn hô hấp như chứng ngừng thở khi ngủ, khi mô mềm chèn ép họng vào ban đêm, làm bít tắc đường thở dẫn đến ngáy. Chưa rõ tại sao điều này lại có liên quan với bệnh tiểu đường, nhưng cả hai đều hay gặp ở người thừa cân. Nếu bạn đột nhiên bắt đầu ngáy khi ngủ, hoặc cảm thấy mệt mỏi nhiều vào ban ngày (ngừng thở khi ngủ có thể khiến bạn không ngủ được sâu), bạn nên đi kiểm tra bệnh tiểu đường.
Tai nghễnh ngãng
Có bằng chứng cho thấy, người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 chưa được chẩn đoán thường có những vấn đề về thính lực, có thể do lượng đường cao trong máu gây tổn thương mạch máu và dây thần kinh ở tai trong. Nếu bạn thấy mình nghe kém dần và có các nguy cơ khác của bệnh tiểu đường, có lẽ nên nghĩ tới việc đi khám bệnh.
Nám da
Những đám da dày, màu nâu sẫm, đôi khi kèm theo cảm giác “trơn ướt”, được gọi là bệnh gai đen có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng insulin cao (trong giai đoạn đầu, cơ thể sẽ bơm ra thật nhiều insulin để đối phó với lượng đường trong máu) làm biến đổi sắc tố trong tế bào da.
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội...
Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,...
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Bình khu vực huyện Vũ Thư...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...