5 sai lầm thường gặp khi đánh răng

Thứ 4, 02/09/2015 | 14:58:48
530 lượt xem

Bác sĩ Trần Văn Thành, Chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết, chải răng là một việc đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Một số thói quen sai lầm phổ biến như sau:

Nghĩ rằng đánh mạnh hơn bình thường là cách tốt nhất để làm sạch răng

Thực tế chải răng không cần đè mạnh, sẽ có thể làm tổn thương nướu và gây mòn ngót cổ răng. Chỉ cần chải với lực vừa phải và đúng phương pháp, chải đều ở tất cả các mặt của răng.

163847-1-1923-1441070172.jpg

Ảnh minh họa:News.

Xem thường khu vực kẽ răng và những mảng bám

Chải răng qua loa thì chỉ làm sạch thức ăn ở các mặt của răng. Thực tế thức ăn vẫn còn tồn tại ở vùng kẽ giữa các răng. Các mảng bám lâu ngày sẽ tạo thành cao răng là nơi vi khuẩn tích tụ gây sâu răng và gây nên tình trạng viêm nướu nếu nặng có thể gây nên bệnh nha chu, hôi miệng. Vì vậy vùng kẽ răng cần được chú ý làm sạch bằng chỉ nha khoa, đồng thời nên đi khám và cạo vôi răng ít nhất 6 tháng một lần.

Chải răng quá nhanh

Một số người quá bận rộn hoặc do thói quen thường chải răng quá nhanh sẽ không làm sạch hết thức ăn còn bám lại trên răng. Như thế rất nguy hiểm. Các nha sĩ khuyên nên chải răng ít nhất là 2 phút, sau đó dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn vùng kẽ răng rồi súc miệng lại bằng nước sạch hay nước súc miệng.

Không thay bàn chải trong thời gian dài

Bàn chải đánh răng dùng bao lâu thì thay, việc này không nhất thiết phải qui định, tuy nhiên cũng không nên sử dụng một bàn chải quá lâu quá cùn vì sẽ khôngthể chải sạch và còn có hại răng, nướu. Thường khi đầu lông bàn chải bị tưa, không còn tính đàn hồi tốt thì phải thay bàn chải mới, trung bình nên thay bàn chải sau mỗi 3 tháng.

Xem thường tình trạng chảy máu nướu

Khi nướu bị chảy máu thì chắc chắn có bệnh lý liên quan đến nướu, có thể là do chấn thương, bệnh về máu hay thường gặp nhất là viêm nướu do cao răng. Do vậy, khi đánh răng, súc miệng thấy có chảy máu nướu, bạn nên đi khám xem nguyên nhân từ đâu để điều trị sớm. Không nên chủ quan xem thường việc chảy máu nướu bởi để lâu sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý ngày càng nặng hơn khó điều trị và tốn kém.

Theo Thi Trân (Vnexpress)


  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...