Thịt nhập khẩu – Giải pháp tình thế cho thị trường trong nước

Thứ 3, 29/10/2019 | 15:41:44
962 lượt xem

Dịch tả lợn Châu Phi hoành hành trên cả nước trong năm nay khiến ngành chăn nuôi lao đao, thị trường tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Để bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, thịt mát, thịt nhập khẩu đã được đưa ra thị trường như một giải pháp tình thế. Thế nhưng về lâu dài, thịt mát chính là xu hướng mà thị trường trong nước sẽ phải chuyển dần theo.

Dịch tả lợn Châu Phi đã ảnh hưởng lớn tới chăn nuôi và nguồn cung thịt lợn trong nước. Theo thống kê, tổng đàn lợn trên cả nước tính đến tháng 9 giảm 19% so với cùng kỳ 2018; còn sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 9 tháng đạt 2,5 triệu tấn, giảm 9%. 

Để đáp ứng nhu cầu chế biến, tiêu dùng trong nước, thịt mát, thịt đông lạnh, gồm cả thịt nhập khẩu đã được cung ứng ra thị trưởng, giúp bình ổn thị trường giữa mùa dịch bệnh.



Ông Bạch Đức Lữu – Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT: Chúng ta đã xây dựng được nhiều chuỗi thịt sạch, trong đó có thịt lợn nói riêng, thịt mát, thịt đông lạnh đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP.




Thế nhưng do người tiêu dùng trong nước chủ yếu vẫn quen sử dụng thịt nóng nên thịt đông lạnh nhập khẩu về đa phần được các doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm chế biến. Lượng thịt ngon bán ra thị trường không nhiều, giá bán sản phẩm thịt nhập khẩu khá cao. Với những doanh nghiệp lớn, phải tham gia chương trình bình ổn thị trường, giá bán là vấn đề nan giải khi phải giữ giá trong điều kiện gia tăng chi phí nhập khẩu, trữ lạnh thịt.




Anh Cổ Gia Huy, Quận 8, TP HCM: Thịt nóng là một phần thiết yếu của cuộc sống. Cơ bản là người Việt có thói quen thích tận tay lựa chọn, cầm nắm sản phẩm để mua.






Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó TGĐ Công ty Vissan: Có 2 điều phải đáp ứng, thứ nhất phải đáp ứng điều kiện kinh doanh sản phẩm đông lạnh ra bán phải đảm bảo 0-4 độ, thứ hai để người tiêu dùng quen thì vấn đề chênh lệch giá được đặt ra, theo chúng tôi là chênh lệch phải 20% so với các sản phẩm thịt tươi sống.



Khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong việc nhập khẩu thịt để phục vụ thị trường trong nước chỉ có thể được chia sẻ bởi chính người tiêu dùng. Thay đổi thói quen tiêu dùng, sử dụng thịt mát, thịt đông lạnh như xu hướng của thế giới, sẽ giúp giảm chi phí gia đình trong tình hình giá thịt lợn đang tăng phi mã, đồng thời giúp thị trường thịt trong nước bớt áp lực hơn. Nhất là khi thịt đông lạnh nhập khẩu đáp ứng tốt các tiêu chuẩn cho tiêu dùng.

Theo thống kê, từ đầu năm đến giữa tháng 10, cả nước đã nhập khẩu khoảng 15.000 tấn thịt lợn, tổng giá trị hơn 220 triệu USD. Riêng TP.HCM đạt 10.820 tấn, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2018. Việc đưa thịt nhập khẩu ra thị trường là một quá trình đòi hỏi đầu tư bài bản về cơ sở trữ đông, đóng gói, điều kiện vận chuyển và phân phối. Trước mắt, thịt nhập khẩu là giải pháp tình thế hữu hiệu để bình ổn thị trường trong nước trong khi chờ ngành chăn nuôi hồi phục.

Nguồn TTXVN




  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...