Du lịch Việt Nam phục hồi nhanh sau đại dịch Covid 19 nhưng cần bền vững

Thứ 5, 16/11/2023 | 10:00:00
622 lượt xem

Sáng 15/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững. Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự tại điểm cầu Thái Bình.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững

Theo báo cáo, du lịch Việt Nam từng bước phục hồi sau đại dịch Covid 19. Năm 2022, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỷ đồng, tăng 2,75 lần so với năm 2021. Khách du lịch nội địa đạt trên 101 triệu lượt. Lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam trên google cho thấy mước tăng cao thứ 4 thế giới. Theo xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của diễn đàn kinh tế thế giới năm 2021, Việt Nam xếp thứ 52/117 nền kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2019. Có 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới. Tính riêng 10 tháng năm nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10 triệu lượt, khách nội địa đạt gần 100 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 582 nghìn tỷ đồng. Theo đánh giá, du lịch là điểm sáng trong phục hồi của nền kinh tế đất nước.

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự tại điểm cầu Thái Bình

Tại hội nghị, các bộ, ngành địa phương thảo luận, bàn các giải pháp để phát triển du lịch nhanh, bền vững. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025 đón mỗi năm 18 triệu lượt khách quốc tế, 130 triệu lượt khách nội địa, đóng góp trực tiếp từ 6-8% trong GDP. Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa mỗi năm, đóng góp trực tiếp từ 10-13% trong GDP.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Vì vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của ngành du lịch đối với sự phát triển của đất nước. Phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể của nền kinh tế với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. 

Thái Bình là địa phương có nhiều lợi thế phát triển du lịch, có nhiều nơi check in đẹp, nổi tiếng

Để phát triển du lịch cần phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các cấp các ngành, các địa phương và toàn dân. Phải phân bổ nguồn lực hợp lý để phát triển du lịch. Du lịch chuyển từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu. Muốn vậy, phát triển hệ sinh thái du lịch toàn diện, nhanh, bền vững, hiệu quả cao. Phải xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa trung ương và địa phương, giữa chính quyền với doanh nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ trong quốc gia cũng như toàn cầu để phát triển du lịch. Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, xây dựng ngành du lịch theo hướng “sản phẩm đặc sắc – dịch vụ chuyên nghiệp – thủ tục thuận tiện, đơn giản – giá cả cạnh tranh – môi trường vệ sinh sạch đẹp – điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”./.

Văn Ngọc 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...