Bài toán bảo tồn biệt thự Pháp cổ

Thứ 5, 01/01/2009 | 00:00:00
1,506 lượt xem

Biệt thự và công trình kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội là quỹ di sản vô giá mà không mấy đô thị có được. Việc cần có khung chính sách hỗ trợ bảo tồn, cải tạo loại công trình này đang là vấn đề cấp thiết. Và nếu không có những giải pháp kịp thời giúp hồi sinh biệt thự Pháp cổ, Thủ đô sẽ mất dần những giá trị kiến trúc đặc sắc riêng có mà nhiều kiến trúc sư và những người yêu Hà Nội gọi là "một nửa của Hà Nội nghìn năm".

Công trình này cũng từng là một biệt thự vang bóng một thời ở Hà Nội, nằm trong khuôn viên có diện tích gần 1.000 m2. Mang điển hình kiến trúc Pháp được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX, ngôi nhà từng là nơi ở của những viên chức cao cấp Pháp, luân chuyển qua nhiều đời chủ khác nhau. Các kiến trúc sư đều nhận định, đây là căn biệt thự có kiến trúc đặc sắc và nhiều điểm thú vị. Khi xây dựng căn nhà này người ta đã sử dụng một số kỹ thuật xây dựng đặc biệt mà 20 năm sau không còn được sử dụng nữa.

GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị:

"Ngoài giới thiệu về nghệ thuật kiến trúc, tòa nhà có 1 số kiến trúc phù hợp với khí hậu vn, vd họ có làm tầng hầm chống ẩm, nâng tòa nhà lên cao so với mặt đất, kết cấu dùng gạch chịu lực, và người ta cũng thấy là khi lớp vữa bong ra thì lớp tường gạch lộ ra gạch rất to, khác thường,… thì cũng có ý kiến cho rằng, đây là gạch chủ nhân lấy từ công trình xây dựng Văn Miếu, tường rào thì đưa vào đây."



Các chuyên gia đã thăm khám những thương tổn của ngôi nhà và lên phương án sửa chữa, cải tạo theo nguyên tắc: phục hồi, bảo tồn nguyên trạng đặc biệt là các chi tiết kiến trúc phong cách Pháp.

KTS Emmanuel Cerries - Đại diện vùng Ile de - France tại Hà Nội:

"Chúng tôi đang bàn bạc với Quận Hoàn Kiếm về kế hoạch cải tạo, nó sẽ phụ thuộc vào mục địch sử dụng của căn nhà sau này. Ý tưởng chính không phải là cải tạo toàn bộ trở lại giống y hệt như xưa, mà là tối thiểu hóa các thay đổi xấu tác động đến ngôi nhà và quan trọng nhất là cho mọi người thấy được sự nguyên bản của căn biệt thự. Việc khôi phục căn biệt thự không phải là nhiệm vụ bất khả thi, nó đòi hỏi chúng ta phải thận trọng và tập trung vào một số chi tiết quan trọng, ví dụ như giữ lại các chi tiết kiến trúc phong cách Pháp."



Đây là phối cảnh dự kiến sau khi công trình được trùng tu, cải tạo. Từ căn nhà bỏ hoang, bị tận dụng làm bãi trông giữ xe, nơi này sẽ được hồi sinh và trở thành không gian giao lưu văn hóa với nhiều hoạt động quảng bá và phát huy các giá trị văn hóa, kiến trúc của Hà Nội. Di sản sẽ được khôi phục và “sống lại” trong lòng cộng đồng.

Ông Nicolas Warnery, Đại sứ Pháp tại Việt Nam:

"Sau khi công trình được bảo tồn xong và được khai thác làm Trung tâm giao lưu văn hóa của khu phố cũ, lúc ấy chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ tiếp cho quận Hoàn Kiếm tổ chức các hoạt động và để khai thác công trình này một cách hiệu quả."



Tuy nhiên, đây mới chỉ là một dự án trùng tu kiểu mẫu. Và phải mất tới 10 năm từ thỏa thuận thống nhất giữa TP Hà Nội và vùng Ile de France, dự án mới được bắt tay vào thực hiện. Việc cải tạo, bảo tồn những căn biệt thự cổ kiến trúc Pháp nhuốm màu thời gian vẫn là bài toán khó của Hà Nội.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...