Thú chơi diều sáo của người Thái Bình

Thứ 5, 07/06/2018 | 16:10:40
5,231 lượt xem

Trong cuộc sống hiện đại, người người, nhà nhà bận bịu lo toan cho cuộc sống thường nhật, các trò chơi giải trí, mạng xã hội lên ngôi, nhưng với những người đam mê nghệ thuật diều sáo, thì đây không chỉ là thú vui tao nhã mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống từ xa xưa cha ông ta để lại.

Sáo một bộ phận quan trọng bậc nhất của sáo diều, phân thua nhau bởi mỗi chiếc sáo diều chính là âm thanh tiếng sáo. Âm thanh có độ ngân dài hơn thì đó là chiếc sáo diều hay hơn, phải tìm được loại tre nứa không được quá già nhưng cũng không được quá non mới có thể làm ra loại sáo tốt, làm diều đi cùng với sáo, người chơi phải rất có kinh nghiệm trong việc cân chỉnh trọng lượng giữa cánh và sáo, khi đó diều mới bay được.

Anh Phạm Đức Giang Nam một người chơi sáo diều có tiếng ở xã Song An, huyện Vũ Thư, phải mất hai năm học làm diều và sáo. Không chỉ đòi hỏi khéo tay mà sáo diều đòi hỏi người chơi phải cảm nhận âm thanh cũng như tính toán thật chính xác khoảng cách các bộ phận trên sáo diều.

Ông Phạm Đức Giang Nam - Thành viên CLB Diều sáo Đền Song An - Vũ Thư cho biết: Để có một cái diều đẹp, chuẩn và một bộ sáo hay thì có rất nhiều công đoạn. Trong đó công đoạn chọn vật liệu là đâu tiên. Ống tre phải già, cây tre đầu mặt phải tím. Ống sáo cũng làm bằng tre không được làm bằng chất liệu khác, Tất cả các chất liệu khác đều không theo cổ truyền ngày xưa. Để làm được cái diều đẹp, yêu cầu phần kỹ thuật vót phải rất công phu. 4 cánh phải bằng nhau cả về kilogam và độ uốn. Cánh diều phải vẫy mới lên được.

Và đây là công đoạn người chơi sáo diều chờ đợi nhất đó là thử nghiệm mức độ bay và tiếng ngân của sáo khi thả lên không trung.

Ông Bùi Văn Lân - thành viên CLB Diều sáo đền Song An, huyện Vũ Thư chia sẻ:  Để có một đôi sáo chuẩn như thế này thì công đoạn thửa gỗ độ dày chuẩn và công đoạn riêng của dân sáo đền Song An chỉ có làm thủ công không qua máy móc. Đây là cồng đôi, dân Song An chủ yếu sử dụng bộ cồng đôi và chuông chùa

Không giống như loại diều thông thường, sáo diều chỉ bay được lên không trung khi người chơi đủ sức khỏe và sự dẻo dai để nhịp thả của tay cân đối với sức chạy của đôi chân. Tai nạn phổ biến mà người chơi diều hay gặp chính là dễ thương tích ở tay do cước thả diều khá chắc và có độ sần sùi, nhưng đương nhiên trong lúc ham thả diều thì việc sây sát ở tay hay chảy máu không làm người trong cuộc giảm hứng thú  

Ông Nguyễn Văn Ba - cán bộ VHTT xã Song An, huyện Vũ Thư  cho biết thêmHoạt động của bộ môn diều sáo khơi dậy cho các thành viên không những của câu lạc bộ của địa phương mà còn khơi lại cho truyền thống tổ tiên ta để lại. Chúng tôi mong rằng, CLB sẽ duy trì cao hơn nữa, tổ chức nhiều sự kiện hay hơn nữa thu hút đông đảo thành viên các câu lạc bộ diều sáo trong cả nước tham gia, nhằm giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho ông ta để lại

Trong cuộc sống hiện đại, người người, nhà nhà bận bịu lo toan cho cuộc sống thường nhật, các trò chơi giải trí, mạng xã hội lên ngôi, nhưng với những người đam mê nghệ thuật diều sáo của người Thái Bình, thì chơi diều sáo không chỉ là thú vui tao nhã mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống từ xa xưa cha ông ta để lại.

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...