Cơ hội thể hiện năng lực cá nhân

Thứ 3, 05/12/2017 | 09:34:20
498 lượt xem

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, khắc sâu các nội dung học tập của các môn học khác, giúp các em trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với học sinh tiểu học, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Đây là mô hình được một số trường tiểu học huyện Quỳnh Phụ áp dụng có hiệu quả

Trịnh Công Trọng cũng như các em học sinh của trường Tiểu học An Vinh rất phấn khởi bởi em lại được cùng với anh Bùi Văn Hảo - Hội viên Hội Người khuyết tật tỉnh trải nghiệm sự khéo léo, tỷ mỉ khi hoàn thiện sản phẩm con chuồn chuồn làm bằng tre. Ở từng nhóm lớp lại có một sự trải nghiệm riêng như: học hát chèo, học đàn, nặn đồ chơi, tô màu, sáng tạo với hoa, củ, quả, dùng phế liệu để làm đồ chơi an toàn, đồ dùng học tập, làm bưu thiếp, làm hoa từ giấy màu...

  Em Trinh Công Trọng - Trường tiểu học An Vinh: Trong ngày hội này con rất vui, con thấy rằng chúng ta cần tỉ mỉ, cần mẫn thì mới thành công.

 

 

  Anh Bùi Văn Hảo  - Hội người khuyết tật tỉnh: Các em ngày nay được tiếp nhận một nền giáo dục tốt, tôi thấy những buổi như này giúp các em rất nhiều hoàn thiện kỹ năng trong cuộc sống.

Một buổi hoat động ngoài giờ lên lớp, các em được cùng phụ huynh, các khách mời, gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và được theo đuổi ước mơ, và thể hiện niềm đam mê của mình. Ngày hội cùng bạn trải nghiệm với chủ đề: bàn tay kỳ diệu, của nhà trường đã được các em học sinh các khối học lựa chọn cho từng chủ điểm như: bàn tay thiên nguyện, bàn tay lành nghề, bàn tay nghi lực, bàn tay sáng tạo....bởi đôi bàn tay của chúng ta sẽ làm nên tất cả.

 Cô Dương Thị Diệu Liên - Hiệu trường Trường Tiểu học An Vinh: Hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em nhiều kỹ năng giao tiếp, quan điểm của nhà trường kiến thức chỉ có giá trị khi nào các em biết vận dụng linh hoạt vào cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường được thực hiện rất phong phú và đa dạng, hấp dẫn đối với học sinh, hình thành và phát triển năng lực cho các em. Không chỉ làm ra các sản phẩm mà các em được thể hiện quan điểm thông qua việc thuyết minh các sản phẩm của mình, được giao lưu trò chuyện và trao tặng các sản phẩm cho khách mời.

 Cô Vũ Thị Hoài - Trường tiểu học An Dục: Chúng tôi cho rằng đây là mô hình cần được nhân rộng trong các trường, học sinh không chỉ được học kiến thức mà còn được thể hiện đam mê của mình và có kỹ năng sống các em sẽ  hoàn thiện hơn.

Thông qua việc tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục đã tạo cơ hội cho các em học sinh trải nghiệm thực tiễn, tích lũy kiến thức, kỹ năng, phát huy năng lực, sở trường của mỗi cá nhân. Từ đó hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất, tư tưởng, y chí, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...