Chuyện về những người làm truyền thanh cơ sở

Thứ 2, 20/06/2016 | 15:36:26
779 lượt xem

Không có nhuận bút cho các tin, bài được phát, mức phụ cấp hỗ trợ mỗi tháng chưa đến 800.000 đồng, nhưng nhiều năm qua những người làm công tác truyền thanh cơ sở vẫn luôn tận tụy, tâm huyết với nghề.

Ông Nguyễn Huy Thiệm – Trưởng Đài truyền thanh xã Văn Lang (huyện Hưng Hà) đọc bản tin phát thanh của đài.

Gắn bó với Đài Truyền thanh xã từ khi thành lập, hơn 20 năm qua, ông Nguyễn Huy Thiệm – Trưởng Đài truyền thanh xã Văn Lang (huyện Hưng Hà) một mình vừa viết, vừa biên tập, đọc phát thanh vừa là kỹ thuật viên. Hiện tại, bên cạnh việc thường xuyên có mặt tại UBND xã tiếp âm chương trình của đài tỉnh, đài huyện để đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về với dân , ông Thiệm vẫn tiếp tục xuống các thôn lấy thông tin, sau đó, về nhà trăn trở viết, làm sao để thông tin đến được với người dân một cách dễ hiểu, đầy đủ và chân thực nhất. Với ông việc viết lách vừa là trách nhiệm, vừa là niềm say mê, vinh dự mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân giao cho.
Ông Nguyễn Huy Thiệm chia sẻ: “Với phụ cấp còn thấp song với người làm công tác phát thanh cơ sở như tôi được nhân dân đón nhận, tôi thấy rất vui. Hằng tuần, tôi luôn cố gắng giành 6 buổi đi cơ sở để để nắm bắt những mô hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gương người tốt, việc tốt tại các thôn trong xã, sau đó thông tin trên Đài truyền thanh xã. Thực tế, Văn Lang là xã nội đồng, kinh tế chưa phát triển nên Đài là nơi tuyên truyền để giúp địa phương xây dựng nông thôn mới”.

 

 

Chị Đỗ Thị Thúy Nhàn - Trưởng Đài truyền thanh xã Nam Trung (huyện Tiền Hải) là một trong số rất nhiều cán bộ truyền thanh cơ sở trong tỉnh tâm huyết, tận tụy với nghề.

Còn với chị Đỗ Thị Thúy Nhàn - Trưởng Đài truyền thanh xã Nam Trung (huyện Tiền Hải) vào nghề làm truyền thanh cũng rất đặc biệt. Công việc chính là cán bộ dân số xã nhưng đầu năm 2014, khi vị trí trưởng đài bị khuyết, chị đã được lãnh đạo xã lựa chọn giới thiệu để làm công tác phát thanh tại địa phương. Trưởng đài là nam giới đã khó, là nữ công việc còn khó khăn hơn nhiều lần. Trong điều kiện chế độ phụ cấp còn hạn chế, cơ sở vật chất tại xã còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, ngày nào cũng vậy, đài truyền thanh xã Nam Trung sản xuất mới từ 20-30 phút thời sự, phản ánh các vấn đề mà người dân quan tâm.

Chị Đỗ Thị Thúy Nhàn tâm sự: “Bản thân tôi khi nhận nhiệm vụ thì cũng còn những khó khăn, bỡ ngỡ, nhưng tôi luôn nỗ lực hết mình, cố gắng học hỏi để làm tốt công việc của mình, truyền tải  thông tin đến người dân một cách kịp thời”.

Ông Thiệm, chị Nhàn chỉ là hai trong số rất nhiều cán bộ truyền thanh cơ sở trong tỉnh tâm huyết, tận tụy với nghề. Dẫu biết rằng còn rất nhiều khó khăn, nhưng những người làm công tác phát thanh, truyền thanh trong tỉnh vẫn luôn giành trọn sự gắn bó, tâm huyết và luôn hăng say với công việc. Với họ, sự tận tâm với nghề chính là góp một phần trí tuệ, công sức cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp đưa thông tin chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến người dân kịp thời và chính xác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...