Cảnh báo tai nạn do pháo ở trẻ nhỏ

Thứ 3, 06/02/2024 | 00:00:00
405 lượt xem

Ngày Tết, trẻ nhỏ được nghỉ học dài, trong khi người lớn bận bịu ít giám sát. Vì vậy, trẻ dễ đối diện nguy cơ bị tai nạn thương tích. Trong đó, các bác sĩ cảnh báo, tai nạn pháo nổ rất dễ gặp phải, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ cũng như những người xung quanh.

Bệnh nhi bị đa chấn thương nặng đang điều trị tại bệnh viện Nhi Thái Bình do nghịch pháo tự chế

Đa chấn thương nặng, thủng nhãn cầu, tổn thương thực quản, vết thương thấu ngực, thủng dạ dày, là những thương tích mà bệnh nhi 14 tuổi gặp phải khi nghịch pháo tự chế. Theo các bác sĩ, tai nạn do pháo nói chung và pháo nổ tự chế nói riêng đều rất nguy hiểm, có thể gây ra tổn thương nặng nề hoặc thậm chí là tàn phế. Đặc biệt vào dịp cuối năm, có rất nhiều các địa chỉ bán vật liệu pháo nổ bất hợp pháp trên mạng internet. Nhiều trẻ tò mò, làm theo hướng dẫn trên mạng. Khi pháo nổ sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn, trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp.


Bác sĩ Bùi Vũ Trung, khoa Ngoại - Chấn thương, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Sức công phá của pháo tương đối lớn, thứ 2 là nó gây tình trạng bỏng nên đó là 2 tổn thương phối hợp với nhau. Chăm sóc các cháu thì thời gian tương đối lâu và để lại di chứng nặng nề. Đầu tiên là về các vận động bàn tay của các cháu. Sức công phá có thể gây mù loà hoặc tổn thương răng hàm mặt.”

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong hoặc phải chịu thương tật suốt đời do pháo nổ tự chế

Khi trẻ bị tai nạn do pháo, nếu quần áo dính vào vết bỏng thì tuyệt đối không được tìm mọi cách để gỡ ra vì sẽ làm rách vùng da bị bỏng, gây khó khăn cho quá trình trị liệu về sau. Không được bôi hóa chất, kem đánh răng, nhựa chuối, nước mắm, mỡ trăn và đặc biệt là thảo dược không rõ nguồn gốc vào vùng bị bỏng vì có thể sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng, tổn thương nghiêm trọng hơn. 


Điều dưỡng Ngô Bá Thịnh, khoa Ngoại – Chấn thương, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Khi trẻ bị bỏng, gia đình nên cho trẻ ngâm dưới vòi nước mát 15 – 20 phút để giảm nhiệt độ trong các tổn thương. Sau đó nên giữ vệ sinh và cho trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất để được xử trí. Đối với trẻ bỏng thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng cao hơn so với bình thường, ăn uống phải đầy đủ các nhóm chất để nâng cao thể trạng cho trẻ. Trẻ không phải kiêng khem gì cả.”

 Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong hoặc phải chịu thương tật suốt đời do pháo nổ tự chế. Vì vậy, người dân cần chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ, không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Đồng thời, các lực lượng chức năng, nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về những nguy hại của pháo nổ, thuốc nổ cho người dân, đặc biệt là đối với học sinh.

Hà My


  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...