Quy định chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội

Thứ 7, 07/12/2019 | 15:21:57
483 lượt xem

Theo các nghiên cứu, người trẻ dùng mạng xã hội để nói xấu, phỉ báng nhau chiếm tới 61,7%, vu khống bịa đặt thông tin (46,6%), kỳ thị giới tính (29%). Trên mạng xã hội không thiếu những lời nói tục, chửi bới, phát ngôn bừa bãi… mà nguyên nhân chính là do nhận thức của người sử dụng cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên không phải chịu trách nhiệm.

Mạng xã hội là ảo, thế nhưng những ảnh hưởng của nó thì lại rất thật. Vì vậy, nhiều nước đã có những quy định rõ ràng và nghiêm khắc về việc sử dụng mạng xã hội. 

Cô Haley Petrowski sống ở bang Michigan của Mỹ từng là nạn nhân của nạn bắt nạt trên mạng xã hội thời còn đi học. Cô cho biết những lời đe dọa, lăng mạ ấy từng khiến cô có ý định tự tử.


Cô Haley Petrowski – Nạn nhân nạn bắt nạt trên MXH: “Mọi người tạo những thông tin giả về tôi, bịa đặt những điều tồi tệ, lăng nhục và dọa nạt. Mọi thứ dần vượt qua ngoài tầm kiểm soát”. 



Cô Haley đã may mắn thoát ra khỏi quãng "thời gian đen tối đó".  

Còn mới đây nhất, sự ra đi của hai ngôi sao Hàn Quốc, là nữ ca sĩ Sulli và bạn thân của cô là Goo Hara, đã làm rúng động toàn thế giới. Họ đã chọn cái chết để chấm dứt cuộc chiến dai dẳng với những kẻ bắt nạt trên mạng.


Người dân Hàn Quốc: “Thật đáng buồn khi họ lựa chọn như vậy. Nhưng tôi thấy rất nhiều người không ý thức được hành vi của mình trên mạng xã hội có thể gây tổn hại đến người khác như thế nào”.



Người nổi tiếng thì sẽ chịu nhiều sức ép hơn, nên hậu quả cũng nặng nề hơn. Nhưng ngay cả với những người bình thường, khi bị "tấn công" trên mạng xã hội thì chắc chắn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý.



Bà Christy Buck – Giám đốc điều hành Quỹ Sức khỏe tâm thần: “Những lời nói ác ý trên mạng tác động đến rất lớn đến tâm lý của ai đó”.


Ông Know Young Chan – Cố vấn tâm lý, Hàn Quốc: “Rất nhiều người nghĩ rằng họ có thể cư xử tùy hứng trên mạng và chỉ cần xin lỗi sau đó. Họ không ý thức được mức độ nguy hiểm của những lời nói ác ý mà mình để lại trên mạng”.


Sau những vụ tự tử gây rúng động xã hội, các nhà lập pháp Hàn Quốc đang thúc đẩy một dự luật giáo dục bắt buộc trong trường học và các doanh nghiệp tư nhân nhằm ngăn chặn nạn bắt nạt, bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội.


Bà Park Sun Sook – Nghị sỹ Hàn Quốc: “Luật xử phạt những người đưa bình luận ác ý trên mạng xã hội không chỉ bảo vệ những người nổi tiếng mà thậm chí cả dân thường trước những hành vi ứng xử không đẹp của cộng đồng mạng”.





Một cư dân trên mạng có thể thiết lập quan hệ bạn bè khắp thế giới, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ, học vấn… Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội phong phú bằng cả chữ viết hoặc ký hiệu. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội có liên quan đến hành vi ứng xử của cá nhân, cộng đồng trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, với xã hội. Vì vậy, hãy ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội.

Nguồn TTXVN


  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...