Xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn được mệnh danh là "thủ phủ" hạt dổi của tỉnh Hòa Bình. Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường ẩm thực trong nước ngày càng phong phú, hạt dổi trở thành gia vị đặc sản không thể thiếu trên thị trường. Cây dổi đang trở thành cây chủ lực đem lại thu nhập kinh tế cao, hướng đi xóa đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu của người dân nơi đây.
Hiện nay, xã Chí Đạo có hơn 300 hộ dân trồng khoảng hơn 42ha cây dổi (hơn 20.000 cây) ở các độ tuổi. Trong đó, gần 4.000 cây đã cho thu hoạch quả. Anh Bùi Văn Lanh, xóm Be Trên, xã Chí Đạo, cho biết, vụ dổi năm nay gia đình thu trên 2 tạ hạt đỏ và ươm gần 4 vạn cây dổi giống. Thu nhập của gia đình đạt khoảng trên 300 triệu đồng/năm. Năm nay dổi được mùa, giá bán hiện tại là 500.000 đồng/kg, hạt dổi thành phẩm phơi khô trên 1.500.000 đồng/kg.
Anh Bùi Văn Lanh -Xóm Be Trên, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình:
"Cách đây 10 năm về trước, trên thị trường cây dổi bắt đầu có giá trị, nên thành cây phát triển kinh tế"
Là một trong những người phát triển ươm, ghép giống dổi đầu tiên của xã, gia đình ông Bùi Văn Bun sẵn sàng đến tận vườn để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dổi cho những người đến mua.
Ông Bùi Văn Bun - Trưởng xóm Be, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình:
"Viện Khoa học Nông nghiệp về chuyển đổi các cây ghép cho bà con và dạy, từ đấy bà con ươm hoặc ghép"
2 năm trước, qua tìm hiểu anh Nguyễn Quang Phương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được biết giá trị cây dổi mang lại cực lớn, từ đó anh đã tìm đến cơ sở gieo trồng cây giống ở xã Chí Đạo mua cây giống về trồng. Đến nay, cây đã to khỏe, xanh tốt, hầu như không có sâu bệnh.
Anh Nguyễn Quang Phương - Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La:
"Đợt này tôi lấy 70kg giống hạt để về ươn, để người dân nhìn thấy. Từ việc thật làm thật, hiện tại tôi lấy khoảng 7 vạn cây giống để trồng ươm"
Ông Bùi Văn Luyến - Chủ tịch UBND xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình:
"Kế hoạch của UBND tới đây tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo trồng mới tại các đất bãi bằng, đẩy mạnh công tác ươm ghép. Tìm các đầu mối để bao tiêu sản phẩm, đặc biệt là cây ươm và cây ghép."
Khi cây dổi ở rừng tự nhiên không còn nhiều, hạt dổi Chí Đạo trở thành đặc sản bởi trữ lượng tinh dầu cao, mùi vị thơm... Giá trị của cây dổi được khẳng định khi nhãn hiệu tập thể "Hạt dổi Lạc Sơn” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ. Trồng dổi sau 8 năm cho thu hạt, sau mỗi năm cây dổi cho nhiều hạt hơn. Sau này, cây dổi còn bán được cả gỗ. Dổi còn tạo môi trường trong lành, mát mẻ và tương lai sẽ trở thành điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái hấp dẫn khách du lịch gần xa./.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...